(TG)-Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phối hợp chỉ đạo tổ chức Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng sư phạm, Trung cấp sư phạm năm 2019.
Từ đòi hỏi của quá trình phát triển, đến hình thành hệ thống cơ chế, chính sách và ứng dụng vào thực tiễn là một quá trình dài vừa làm vừa rút kinh nghiệm ngay ở bản thân các cơ sở giáo dục lẫn cơ quan quản lý nhà nước như trao đổi của bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo...
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Trần Thị Mai, trong chiến tranh, để đối phó với đặc công, Mỹ ngụy đã dùng chất độc hóa học hủy diệt Rừng Sác, cứ mỗi hécta bị nhuộm gần 60 lít chất độc.
Đây là nội dung chính của dự thảo Thông tư quy định hướng dẫn phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xin ý kiến góp ý rộng rãi.
Cựu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, giáo sư, viện sĩ Phạm Minh Hạc cho rằng: "Gian lận thi cử, nếu trong xã hội gọi là tội ăn cắp, hành vi này là hành vi xấu nhất trong xã hội. Trong khi đó, đây lại là ăn cắp trong nhà trường. Tôi nghĩ Đại hội XIII tới phải xem xét lại toàn bộ ngành giáo dục…".
Vụ việc gian lận trong thi cử xảy ra tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, điển hình là ở Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La, khiến dư luận xã hội bất bình và lên án.
Xây dựng văn hóa nhà trường, giáo dục giá trị sống-kỹ năng sống cho cán bộ, giáo viên, học sinh, áp dụng các phương pháp kỷ luật tích cực... là những giải pháp nhằm hạn chế bạo lực học đường.
Bộ Quốc phòng nhất trí với đề nghị của các học viện, trường sỹ quan buộc thôi học, trả về địa phương 7 thí sinh bị giảm điểm sau khi chấm thẩm định có tổng điểm thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển.
(TG) - Ngày 24/4, Đoàn khảo sát liên ngành của Trung ương về 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế” và Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 6/6/2014 của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao” đã có buổi làm việc tại Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội.
Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên không chỉ ở cơ quan, đơn vị công tác, hay nơi cư trú mà trước hết là trong từng gia đình. Các phụ huynh là cán bộ, công chức càng phải nêu gương, để con cháu thấy mình thật sự là gương sáng mà phấn đấu noi theo.
Trước vụ việc gian lận điểm ở kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2018, dư luận đòi hỏi phải xử lý nghiêm túc, triệt để nhằm bảo đảm tính công bằng. Tuy nhiên, một số ý kiến nôn nóng muốn công bố công khai danh tính tất cả thí sinh liên quan là chưa phù hợp. “Vấn đề không phải ở tính nhân văn mà phải thượng tôn pháp luật”, đó là nhìn nhận của TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trong cuộc trao đổi với phóng viên.
(TG) - Ngày 22/4, tại trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội, Công đoàn Giáo dục (CĐGD) Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GĐ&ĐT), Kênh Truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7 - Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”.
Vụ gian lận thi cử ở Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La khiến dư luận bàng hoàng. Bức xúc hơn nữa khi danh tính phụ huynh được hé lộ có nhiều người là quan chức.
Khối trường công an phát hiện 53 sinh viên có điểm thi gian lận và đã buộc thôi học tất cả số sinh viên này. Trong khi ở các trường dân sự, những thí sinh có điểm thật đủ điểm đỗ vẫn được theo học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.