Về cơ bản việc tuyển sinh vẫn giữ ổn định như các năm trước nhưng có điều chỉnh theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các bước triển khai.
(TG) - Mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
Thời gian qua, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ở nước ta đã được xây dựng, sửa đổi, bổ sung, qua đó, tạo nền tảng pháp lý cơ bản điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay, trước yêu cầu quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ cần tiếp tục được hoàn thiện để bảo đảm thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế, thúc đẩy việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
(TG) - Theo số liệu thông kê từ ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị đến cuối năm 2021, toàn tỉnh Quảng Trị có 18.804 học sinh trong các gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các hoàn cảnh khó khăn khác cần hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến. Trong đó, 130 học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ 1194; con thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách 33 và các đối tượng khác gần 17.500 cháu
(TG) - Để đạt được các mục tiêu dân số do Nghị quyết 21- NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới (Nghị quyết 21) đề ra, một mặt dựa vào sự phát triển kinh tế xã hội, mặt khác phải nỗ lực lớn, đủ sức thay đổi những tập quán ngàn năm trong hôn nhân và sinh sản.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đại học, trường đại học có Trường Trung học Phổ thông chuyên, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc về việc chuẩn bị cho kỳ thi chọn đội tuyển Olympic năm 2022.
Báo cáo thường niên tình hình trẻ em thế giới 2021 của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cho biết, mỗi năm trên toàn cầu có gần 45.800 trẻ vị thành niên tử vong do tự tử. Làm thế nào để giảm tỷ lệ tử vong do tự tử ở người trẻ là câu hỏi nhức nhối, đến nay vẫn chưa có câu trả lời thuyết phục. Tuy nhiên về biện pháp giải quyết, ý kiến chung cho rằng, một trong các giải pháp hữu hiệu nằm ở mỗi cá nhân, trong mỗi gia đình: đó là giải pháp của yêu thương, thấu hiểu và sẻ chia.
(TG)-Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh - quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Ngày Khí tượng Thế giới năm 2022 có chủ đề “Cảnh báo sớm để hành động sớm”, qua đó nhấn mạnh vai trò của công tác thông tin, dự báo tác động của biến đổi khí hậu cũng như sự phối hợp, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia, cơ quan quản lý thiên tai và chính quyền các địa phương. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để phòng ngừa, sẵn sàng và ứng phó với thời tiết, khí hậu đồng thời góp phần bảo vệ cuộc sống, sinh kế bền vững cho người dân.
Ngày 22/3, phát biểu tại phiên họp toàn thể trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) lần thứ 144 tại Bali (Indonesia), Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã nêu năm đề xuất nhằm thúc đẩy hành động của Quốc hội hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0.
Việt Nam xác định phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đã trở thành xu thế chủ đạo, yêu cầu sống còn trên con đường phát triển của dân tộc.
TS Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ Giáo dục Đại học cho biết, với chủ trương “giữ ổn định" song mục tiêu của Bộ là điều chỉnh lại quy chế và kỹ thuật để tạo điều kiện tối đa cho thí sinh.
Các tỉnh, thành phố đã lập danh mục “hồ ao không được san lấp” gồm: Lào Cai, Hà Giang, An Giang, Trà Vinh, Gia Lai, Vĩnh Long, Kon Tum, Sóc Trăng, Tây Ninh, Kiên Giang...
(TG) - Xây dựng xã hội số với lộ trình và các bước đi phù hợp chính là nền tảng giúp Kiên Giang phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trên mọi lĩnh vực, nắm bắt cơ hội, biến “nguy” thành “cơ”, góp phần tạo giá trị tăng trưởng mới, thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển nhanh, bền vững.
Giai đoạn 2020 - 2025, nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo được gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp được TP. Hà Nội xác định là một trong những khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững thời gian tới.