Chủ Nhật, 6/10/2024
Hoạt động y tế
Thứ Bảy, 1/8/2015 20:37'(GMT+7)

Liên hợp quốc kết thúc sứ mệnh ứng phó khẩn cấp với dịch Ebola

Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon (phải) tại một hội nghị quốc tế về Ebola ở New York. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon (phải) tại một hội nghị quốc tế về Ebola ở New York. (Nguồn: AFP/TTXVN)

UNMEER được thành lập tháng 9/2014 và có trụ sở tại Ghana, nhằm ứng phó khẩn cấp trước những nhu cầu liên quan đến cuộc chiến chống lại dịch bệnh Ebola vốn chưa từng xảy ra tại Tây Phi.

Trong một tuyên bố Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh UNMEER đã đạt được mục tiêu cơ bản trong việc tăng cường ứng phó trên mặt đất và tạo được sự phối hợp giữa các tình nguyện viên tham gia hoạt động hỗ trợ trên quy mô toàn quốc.

Từ ngày 1/8, việc giám sát hoạt động ứng phó khẩn cấp đối với Ebola sẽ thuộc sự quản lý của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc WHO.

Theo số liệu của WHO, khoảng 28.000 người đã bị nhiễm virus Ebola tại Guinea, Sierra Leone và Liberia trong đợt dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử, nổ ra hồi cuối năm 2013, trong đó khoảng 11.200 người đã tử vong.

Tuyên bố của Tổng Thư ký Liên hợp quốc được đưa ra sau khi WHO vừa công bố một loại vắcxin phòng virus Ebola cho hiệu quả 100% trong các cuộc thử nghiệm thực tế tại Guinea, quốc gia nằm trong tâm bão của dịch Ebola ở Tây Phi thời gian qua.

WHO khẳng định thế giới đang tiến gần tới một loại vắcxin phòng Ebola hiệu quả và hứa hẹn đại dịch này ở Tây Phi sẽ sớm kết thúc.

Loại vắcxin có tên VSV-ZEBOV, do hãng dược phẩm Merck của Canada sản xuất, đã được tiêm thử nghiệm cho người dân tại những khu vực nguy hiểm của dịch Ebola.

Cuộc thử nghiệm này do hãng Merck, WHO và chính phủ các nước Canada, Na Uy và Guinea tài trợ. 4.123 người được coi là có nguy cơ cao đã được tiêm loại vắcxin này sau khi họ tiếp xúc với những bệnh nhân đã nhiễm bệnh. Kết quả không có ai trong số này bị nhiễm Ebola./.

VN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất