Thứ Sáu, 13/9/2024
Hoạt động y tế
Chủ Nhật, 19/6/2016 9:11'(GMT+7)

Nâng cao năng lực phòng chữa bệnh HIV/AIDS cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khám bệnh và tư vấn cho trường hợp cháu bé đang nghi nhiễm HIV do bú sữa của bà nội.

Khám bệnh và tư vấn cho trường hợp cháu bé đang nghi nhiễm HIV do bú sữa của bà nội.

Hà Nội khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 18/6, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Y tế Hà Nội tổ chức ký kết chương trình phối hợp hoạt động và khám bệnh, tư vấn chăm sóc sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện Thạch Thất, Quốc Oai và huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Đây là chương trình phối hợp nhằm thể hiện tình cảm, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội đối với việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Thủ đô, qua đó tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Chương trình được tổ chức tại 4 điểm, với sự tham gia của 50 y bác sỹ trẻ Thủ đô tham gia khám bệnh, tư vấn chăm sóc sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 1.200 người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của các xã miền núi trên địa bàn 3 huyện. Bao gồm: điểm 1 tại Phòng khám Đa khoa Yên Bình, xã Yên Bình; điểm 2 tại Trạm Y tế xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất; điểm 3 tại Trạm Y tế xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai và điểm 4 tại Trạm Y tế xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ.
Trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức dành tặng 300 suất quà cho các em thiếu nhi, học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của huyện Thạch Thất có hoàn cảnh khó khăn và đạt thành tích cao trong học tập như một lời động viên các em trong cuộc sống.

Ông Nguyễn Ngọc Việt, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội đánh giá: Chương trình khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe và phát thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số và các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn là một việc làm nhân văn có ý nghĩa sâu sắc không chỉ đối với người dân mà còn đối với các bạn đoàn viên thanh niên. Chương trình góp phần không nhỏ giúp người dân ở các xã dân tộc, miền núi của Thủ đô có điều kiện được tiếp cận với các dịch vụ y tế tiên tiến, được chăm sóc và tư vấn sức khỏe một cách tốt nhất, kịp thời nhất.

Ba năm qua, liên ngành Thành đoàn, Ban Dân tộc, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe và phát thuốc miễn phí cho gần 3.700 lượt người thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và thanh, thiếu nhi vùng dân tộc thiểu số Hà Nội. Ngoài ra, chương trình phối hợp còn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả như tổ chức giao lưu văn nghệ nhân dịp Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên nhi đồng các xã dân tộc miền núi thuộc huyện Ba Vì; biểu diễn cồng chiêng chào mừng thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ II tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì; tổ chức Ngày hội văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho thanh niên dân tộc thiểu số tại Minh Quang (huyện Ba Vì); biểu dươnGia đình đồng bào dân tộc thiểu số văn hóa tiêu biểu; tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số học giỏi...

Sơn la nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS trong đồng bào dân tộc thiểu số


Nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu chính của dự án nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng (ADB). Năm 2015, dự án đã triển khai thí điểm tại 4 tỉnh là Điện Biên (giáp với tỉnh Phongsaly - Lào), Sơn La và Thanh Hóa (giáp với tỉnh Hủa Phăn - Lào) và Kon Tum (giáp với tỉnh Atapeu - Lào).

Tại Sơn La, dự án đã triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại 46 xã thuộc 7 huyện là Sông Mã, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Bắc Yên, Yên Châu và Mường La. Cụ thể, dự án đã tổ chức 30 lớp tập huấn, hội thảo, giám sát về nâng cao năng lực trong cung cấp dịch vụ chất lượng cho người nhiễm HIV, những người có nguy cơ lây nhiễm HIV, truyền thông thay đổi hành vi tại các thôn bản khu vực biên giới có nguy cơ. Cùng với đó, dự án triển khai mô hình thí điểm cung cấp dịch vụ giữa 2 nước (Việt Nam - Lào) đối với các nhóm di biến động, đặc biệt tại 4 xã biên giới Chiềng Khương, Mường Hung (huyện Sông Mã), Chiềng Tương, Chiềng On (huyện Yên Châu) của tỉnh Sơn La; phát tờ rơi, áp phích bằng 3 thứ tiếng Việt Nam, Lào và Thái tới các vùng được thụ hưởng dự án.

Năm 2016, dự án “Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng” tiếp tục hỗ trợ tỉnh Sơn La các hoạt động tăng cường nâng cao năng lực và quản lý các chương trình chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS, mở rộng mạng lưới nhân viên y tế bản để thực hiện tốt công tác dự phòng chăm sóc tại cộng đồng. Tỉnh Sơn La tiếp tục tuyên truyền cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới về các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, phấn đấu năm 2016 giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Sơn La xuống dưới 0,6%./.

TG tổng hợp

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất