-
Được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 25 - 27/9, Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VII, năm 2023 có sự tham dự của 420 đại biểu được giới thiệu và xét chọn kỹ lưỡng qua nhiều bước, là những điển hình thanh niên đến từ mọi miền đất nước, tiêu biểu trên các lĩnh vực khác nhau. Thiếu tá Dương Thanh Tùng (sinh năm 1989) và Thượng úy Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1994) - những quân nhân luôn trách nhiệm, tận tâm trong công việc, với nhiều thành tích nổi bật vinh dự tham dự Đại hội.
-
(TG) - Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở Hà Giang được gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương, đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên một cách kịp thời, sáng tạo và thường xuyên, liên tục.
-
Tư tưởng “trọng dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nội dung cơ bản, quan trọng và xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người, đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng “trọng dân” của Người trong xây dựng chính quyền vì nhân dân phục vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đề ra.
-
(TG) - Các mô hình Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng tại huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh đều hướng tới mục tiêu lan tỏa hình ảnh của Bác đến gần hơn nữa tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đưa việc học và làm theo Bác trở thành công việc tự thân, tự giác và thường xuyên.
-
(TG) - Gần 30 năm qua, cựu chiến binh Bùi Xuân Phước ở xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã dốc hết tâm sức xây dựng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay trên mảnh đất của chính gia đình mình. Công trình này, là một minh chứng tuyệt vời cho tình yêu, sự kính trọng của người dân Khánh Hòa đối với Bác Hồ, là địa chỉ đỏ để giáo dục về tinh thần học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
-
(TG) - “Người là tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
-
(TG) - Tại sao trong cùng hoàn cảnh lịch sử, nhiều người Việt Nam ra đi tìm đường cứu nước, nhưng chỉ có Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của mình đối với Tổ quốc và đồng bào. Từ góc nhìn chính trị học, bài viết phân tích, luận giải các sự kiện và minh chứng lịch sử, làm rõ bí quyết thành công của nhà chính trị Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giành lại độc lập dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam.
-
(TG) - Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nhân loại. Đó là văn kiện pháp lý thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại, nêu cao nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và các quyền cơ bản của con người, của dân tộc. Trân trọng những giá trị cao cả ấy, trong một thời đại mới và một cuộc cách mạng mới, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa và hơn nữa phát triển các giá trị ấy ở hai nội dung cơ bản là quyền con người, quyền dân tộc và nguyên tắc chủ quyền nhân dân.
-
(TG) - Thực hành tiết kiệm, hỗ trợ hộ gia đình đảng viên có hoàn cảnh khó khăn đã và đang trở thành chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho đảng viên Đảng bộ huyện Tân Biên (Tây Ninh) phát huy tính tiền phong, gương mẫu vươn lên trong cuộc sống, nỗ lực thoát nghèo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
-
(TG) - Qua 2 năm thực hiện Kết luận số 01- KL/TW của Bộ Chính trị, các cấp uỷ trong tỉnh Nam Định đã triển khai nghiêm túc, bám sát tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.
-
(TG) - Nói đến nhà nước kiến tạo, phục vụ là nói đến vai trò trung tâm của Nhà nước trong việc kiến tạo các đường lối, chủ trương, chính sách, tạo môi trường, điều kiện để mọi cá nhân, các tầng lớp nhân dân trong xã hội có thể phát huy năng lực, sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và cho cả dân tộc. Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong tổ chức mô hình nhà nước và dựa vào điều kiện cụ thể, đặc thù của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng mô hình nhà nước riêng với tiêu chí hàng đầu là nhà nước kiến tạo, thật sự vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
-
(TG) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao sự cần thiết và vai trò của việc nêu gương đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Nêu gương được Người coi là một trong những cách thức quan trọng để cán bộ, đảng viên phát huy trách nhiệm của mình trước Đảng và trước nhân dân. Tư tưởng đó của Người có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.
-
(TG) - Ngay từ giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có cái nhìn khoa học và hiện đại về phát triển xã hội, trong đó có những vấn đề mà nhiều lý thuyết phát triển ngày nay đang đặt ra như phát triển toàn diện, phát triển bền vững, phát triển nhân văn. Những vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và xã hội, vật chất và tinh thần… đã được Hồ Chí Minh đề cập sâu sắc trong quan niệm và thể hiện sinh động trong thực tiễn Người lãnh đạo xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
-
Những phẩm chất thiên tài kết hợp với hoạt động thực tiễn phong phú, sinh động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành cơ sở quan trọng trong việc lựa chọn con đường độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Người, tiếp tục soi sáng con đường phát triển bền vững cho dân tộc Việt Nam hiện nay.
-
Kế thừa truyền thống dân tộc và các giá trị của nhân loại, đặc biệt là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản tư tưởng đồ sộ, trong đó có tư tưởng về pháp quyền và quyền con người. Có thể khẳng định, tôn trọng, bảo vệ quyền con người trong nhà nước pháp quyền là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt tư tưởng của Người, vừa đóng góp vào các giá trị chung về quyền con người của nhân loại, vừa định hướng cho hoạt động của Đảng và Nhà nước trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.