Thứ Ba, 7/5/2024
Nhịp cầu Công Thương
Thứ Ba, 21/11/2023 19:30'(GMT+7)

Diễn đàn Quốc gia Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2023

Toàn cảnh diễn đàn.

Toàn cảnh diễn đàn.

Thương mại toàn cầu bắt đầu suy giảm từ quý IV/2022, kéo theo thương mại toàn cầu cả năm 2022 chỉ tăng 2,7%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn chính trị, tình trạng lạm phát cao dai dẳng, chính sách tiền tệ thắt chặt và thị trường tài chính bấp bênh, Tổ chức Thương mại Thế giới dự báo thương mại toàn cầu năm 2023 tăng 1,7%, thấp hơn 1 điểm phần trăm so với năm trước.

Tương tự, nền kinh tế Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như: Sự suy giảm đơn hàng, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, cạn kiệt nguồn vốn. Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội. 

Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company công bố ngày 1/11 vừa qua, Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á hai năm liên tiếp (2022 và 2023) và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025 (đồng hạng với Philippines).

Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025. Đặc biệt, tăng trưởng GMV trong 2 năm tới của kinh tế số tại Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi lĩnh vực thương mại điện tử.

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương được kỳ vọng sẽ phát huy vai trò kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, tổ chức và doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, thương mại điện tử nhằm đưa ra các đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và kinh tế số ngành Công Thương hiệu quả, bền vững. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn giảm mạnh do chính sách thắt chặt tiền tệ, cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục đè nặng lên các hoạt động kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế, xã hội.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện trong giai đoạn giảm mạnh do chính sách thắt chặt tiền tệ, cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục đè nặng lên các hoạt động kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Thương mại toàn cầu bắt đầu suy giảm từ quý IV/2022, kéo theo thương mại toàn cầu cả năm 2022 chỉ tăng 2,7%. Trong những năm vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản, chính sách, chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương, trong đó tập trung vào: (i) tăng cường xây dựng Chính phủ điện tử Bộ Công Thương; (ii) thúc đẩy phát triển Kinh tế số ngành Công Thương; và (iii) phát triển TMĐT trên phạm vi toàn quốc.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại diễn đàn.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại diễn đàn.

Diễn đàn Diễn đàn Quốc gia Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2023 (Vietnam Digital Industry and Trade Summit 2023) là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nơi kết nối các đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số uy tín; các sàn thương mại điện tử, các đơn vị cung cấp giải pháp hạ tầng chuyển đổi số, hạ tầng hỗ trợ thanh toán điện tử, logistic chuyển phát, đặc biệt, là sự đồng hành của các cơ quan truyền thông.

Tại diễn đàn, các địa biểu đã thảo luận nhằm đề ra các sáng kiến, giải pháp cụ thể nhằm phát triển TMĐT và kinh tế số, tăng cường đóng góp của chuyển đổi số đối với sự phát triển ngành Công Thương nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Trong đó, chú trọng vào một số nội dung như sau:

Thứ nhất, các xu hướng ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số ngành Công Thương nói riêng; các giải pháp đẩy mạnh Chính phủ điện tử, phát triển kinh tế số ngành Công Thương trong các lĩnh vực trọng điểm như năng lượng, sản xuất thông minh, thương mại điện tử, logistics;

Thứ hai, các giải pháp tiếp tục xây dựng thị trường TMĐT bền vững, thu hẹp khoảng cách số, tăng tính liên kết vùng;

Thứ ba, các giải pháp phát triển TMĐT và kinh tế số ngành Công Thương tại các địa phương.

Theo số liệu khảo sát thống kê của Bộ Công Thương, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng 20% năm 2022. Có thể thấy, trong suốt những năm qua, thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16-30%, dự kiến đạt 20,5 tỷ USD trong năm nay.

Năm 2023 và các năm tiếp theo, với đà tăng trưởng mạnh mẽ như trên, thị trường thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và tạo bước đà cho kinh tế phát triển. Đây cũng chính là thời điểm để nước ta xây dựng nên những mô hình và chiến lược mới, từ đó giúp khôi phục doanh nghiệp và mở rộng thị trường sau khi tình trạng khó khăn qua đi.

CHUYỂN ĐỔI SỐ CÔNG THƯƠNG XANH VÀ BỀN VỮNG

Hiện nay, Bộ Công Thương đã chuyển từ giai đoạn chính phủ điện tử sang chính phủ số. Trong đó, cung cấp 236 dịch vụ công trực tuyến, chiếm 96,6% trực tuyến toàn trình, tỷ lệ hồ sơ số hóa chiếm hơn 93% trên cổng dịch vụ công của Bộ Công Thương…

Đặc biệt, Bộ Công Thương đang xếp vị trí đầu về dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Về kinh tế số, Bộ Công Thương tập trung chuyển đổi số trong thương mại điện tử, công nghiệp và năng lượng. Bộ đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng đóng góp của kinh tế số chiếm từ 20%-25%, mức tăng doanh số bán lẻ thương mại điện tử đạt 20-25%, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận hệ sinh thái số đạt 50%, 70% doanh nghiệp công nghiệp ứng dụng chuyển đổi số. Điển hình như ngành năng lượng đã tối đa hóa và tự động hóa mạng lưới điện tử, kết nối đồng hồ đo điện, tăng sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố mạng lưới, tiết kiệm năng lượng…

Thực tế cho thấy, chuyển đổi số vẫn được doanh nghiệp ứng dụng hằng ngày, từ việc mua sắm, thanh toán, tra cứu… đó cũng là một hình thức chúng ta đang tham gia sâu rộng vào quá trình chuyển đổi số, trong đó, với các doanh nghiệp ngành Công Thương, Bộ Công Thương đã có những chương trình, kế hoạch để đạt được những mục tiêu đã đặt ra.

Điểm nhấn rõ nét trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt và nỗ lực trong Chuyển đổi Số, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Điển hình như ngành điện, nếu như trước kia cán bộ EVN phải tới từng cột ghi số điện, thì ngày nay, với việc ứng dụng hệ thống công tơ điện tử, hệ thống điện thông minh đã đem lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp, giảm thiểu nguồn lực, chi phí tham gia vận hành.

Hay như lĩnh vực xăng dầu, lĩnh vực dệt may hiện cũng đã ứng dụng có hiệu quả chuyển đổi số trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Hằng Thu

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất