Chủ Nhật, 19/5/2024
Nhịp cầu Công Thương
Thứ Tư, 30/11/2022 9:15'(GMT+7)

Bộ Công thương làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc

Đoàn kiểm tra tham quan một số gian hàng

Đoàn kiểm tra tham quan một số gian hàng

Chuyển biến rõ rệt trong mua sắm, tiêu dùng hàng Việt

Báo cáo với Đoàn kiểm tra tình hình thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” - Bộ Công Thương (Đoàn kiểm tra), ông Nguyễn Tuấn Khanh, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy – Chủ tịch Mặt trận tổ quốc tỉnh Vĩnh Phúc, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Vĩnh Phúc (Cuộc vận động) cho biết: Sau khi có Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Kế hoạch số 530/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ ngày 15 tháng 4 năm 2022 của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nghiêm túc Cuộc vận động trên địa bàn.

Ông Nguyễn Tuấn Khanh, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy – Chủ tịch Mặt trận tổ quốc tỉnh Vĩnh Phúc, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Vĩnh Phúc (Cuộc vận động) phát biểu

Ông Nguyễn Tuấn Khanh, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy – Chủ tịch Mặt trận tổ quốc tỉnh Vĩnh Phúc, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Vĩnh Phúc (Cuộc vận động) phát biểu

Cụ thể, đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đã tác động và nâng cao nhận thức của đông đảo cán bộ, đoàn viên, hội viên, và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Cuộc vận động, từ đó tạo sự chuyển biến rõ rệt trong hành động, thói quen ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng Việt.

Nhiều tổ chức, địa phương, đơn vị đã có cách làm sáng tạo, chỉ đạo tập trung theo các nghị quyết chuyên đề, tăng cường tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn, đã góp phần trực tiếp và quan trọng trong việc tuyên truyền vận động, hỗ trợ nông dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn, chất lượng. Từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân được nâng nên, củng cố niềm tin người tiêu dùng trong nước, góp phần tích cực vào thực hiện cuộc vận động.

Theo Ban tổ chức Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Vĩnh Phúc, Cuộc vận động tại Vĩnh Phúc thời gian qua đã đi vào cuộc sống của mỗi người dân. Việc sử dụng hàng hóa trong nước sản xuất, chất lượng, giá cả phù hợp với người tiêu dùng, hàng nhập ngoại đã được hạn chế, nhân dân mua sắm hàng Việt tăng, thể hiện lòng yêu nước, tính tự tôn dân tộc, giới thiệu sản phẩm, tuyên truyền quảng bá, địa chỉ tin cậy, được nhân dân tin tưởng chất lượng hàng hóa, tiêu dùng sử dụng của người dân tăng cao.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam - trưởng đoàn phát biểu

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam - trưởng đoàn phát biểu

Từ đó, góp phần giữ vững ổn định giá cả các mặt hàng của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, tạo cơ hội cho doanh nghiệp ổn định và phát triển trên thị trường, cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với người tiêu dùng, nhất là các sản phẩm, hàng hóa, trực tiếp đến đời sống nhân dân như: Lương thực, thực phẩm, hàng dệt may, đồ điện tử, vật tư và nhiều sản phẩm khác...

Đồng thời, giám sát tiếp cận thị trường các loại hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng, không bị hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Về vấn đề quản lý thị trường, ông Lê Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, bám sát chỉ đạo của tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung vào các chương trình lớn như đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người tiêu dùng về các hoạt động của đơn vị chức năng; tuyên truyền về thủ đoạn phương thức buôn bán hàng giả để người dân biết, cảnh báo và ngăn chặn. Cục cũng xây dựng chương trình tuyên truyền riêng trên Truyền hình Vĩnh Phúc và Cổng Thông tin điện tử tỉnh, trong đó công khai điện thoại đường dây nóng để người dân phản ánh những vướng mắc đến các cơ quan chức năng.

Các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 04/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng ngân sách nhà nước; phối hợp với Sở Công thương thực hiện các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các Hội chợ, triển lãm trong năm 2022, góp phần thúc đẩy hoạt động lưu thông hàng hóa, sản phẩm của các doanh nghiệp

Tích cực vào cuộc để bảo vệ hàng Việt

Cũng theo Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Vĩnh Phúc, các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 04/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng ngân sách nhà nước; phối hợp với Sở Công thương thực hiện các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các Hội chợ, triển lãm trong năm 2022, góp phần thúc đẩy hoạt động lưu thông hàng hóa, sản phẩm của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Sở Y tế Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ sở y tế trong tỉnh thực hiện phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân, gắn với thực hiện Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Phối hợp tuyên truyền, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ở các đơn vị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.

Các huyện, thành phố: Thực hiện tốt việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vừa tập trung thu hút đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; tập trung phát triển thị trường trong nước; các cơ quan, đơn vị, cá nhân ưu tiên sử dụng  hàng Việt Nam khi mua sắm, góp phần thực hiện cuộc vận động.

Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với các địa phương tổ chức “Phiên chợ tình nghĩa” gắn với “Gian hàng không đồng”; phối hợp với Công ty sữa Hà Lan trợ giá, bán sữa giá ưu đãi cho công nhân, người lao động. Hội Nông dân tỉnh tiếp tục thực hiện chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và cấp huyện tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của các Hợp tác xã và cửa hàng bán, giới thiệu nông sản an toàn, nhằm cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm chất lượng an toàn. Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức phát động Tháng nhân đạo với chủ đề “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” gắn với triển khai mô hình Chợ nhân đạo tại các địa phương.

Cuộc vận động đã thực sự đi vào cuộc sống

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương cho rằng, hơn 10 năm thực hiện Cuộc vận động, Khẳng định Cuộc vận động đã đi vào cuộc sống, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá cao sự quyết liệt chỉ đạo và gương mẫu của các cấp ủy, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc trong việc nghiêm túc triển khai Cuộc vận động. Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh đã ban hành các văn bản, từ Kế hoạch, hướng dẫn cụ thể các địa phương, cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở.

Bên cạnh đó, tỉnh đã rà soát, củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo cuộc vận động Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cấp tỉnh (Quyết định số 289 - QĐ/TU ngày 10/3/2021 của tỉnh ủy Vĩnh Phúc về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Cuộc vận động cấp tỉnh). Thực hiện nghiêm túc việc phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cho từng thành viên Ban Chỉ đạo.

Ngoài ra, Ban chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ban hành Kế hoạch số 118/KH-BCĐ, ngày 29 tháng 7 năm 2021 để triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch là cơ sở để các đơn vị tại địa phương thực hiện tốt các hoạt động như ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến công, kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, tổ chức được nhiều phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, tổ chức các hội chợ nông nghiệp, các triển lãm giới thiệu quảng bá về chất lượng hàng Việt; bảo đảm việc thực hiện Cuộc vận động đạt kết quả.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải ghi nhận sự tích cực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Cuộc vận động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đồng thời tổ chức được nhiều hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động: như triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong điều kiện ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19; Vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức các đợt bán hàng Việt phục vụ người tiêu dùng; Tổ chức các Hội nghị kết nối cung cầu, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh nhằm tăng khả năng cạnh tranh, phát triển hệ thống phân phối; Tổ chức xây dựng 2 điểm bán hàng Việt Nam cố định với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” trong năm 2022…

Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng chỉ rõ, với việc Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực, cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam (nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ) sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Vì vậy, trong thời gian tới, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị tỉnh Vĩnh Phúc tập trung một số vấn đề:

Thứ nhất, tiếp tục triển khai thực hiện Cuộc vận động theo tinh thần của Thông báo Kết luận số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị, Kết luận số 107-KL/TW ngày 10/4/2015 của Ban Bí thư, Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 28/CT-TTg, Quyết định 386/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, tiếp tục rà soát ban hành các văn bản hướng dẫn, các chương trình, kế hoạch, tuyên truyền về Cuộc vận động theo đúng chỉ đạo tại Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư;

Thứ ba, đề nghị các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đổi mới công nghệ sản xuất hàng hóa có chất lượng ngày càng nâng cao, phát triển thương hiệu hàng Việt Nam, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động;

Thứ tư, chú trọng đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hoá không bảo đảm an toàn thực phẩm, hàng làm giả nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam chân chính.

Thứ năm, tỉnh cần quan tâm xây dựng kế hoạch tổng thể tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đặc trưng có thế mạnh trên địa bàn; tăng cường công tác hỗ trợ các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc tỉnh.

Thứ sáu, tiếp tục quan tâm đời sống người dân, hàng hóa Tết trên địa bàn tỉnh, đặc biệt khi dịp Tết Nguyên đán đang sắp đến; lồng ghép các hoạt động kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam, bình ổn thị trường, phục hồi kinh tế hậu Covid-19.

Cuối cùng, cần có chính sách tôn vinh, khen thưởng các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thành tích trong triển khai Cuộc vận động./.

Trọng Long

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất