Thứ Bảy, 27/7/2024
Hướng dẫn chỉ đạo
Thứ Hai, 18/2/2019 14:10'(GMT+7)

Đề cương báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về “ Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”

PHẦN THỨ NHẤT
Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết

I. Bối cảnh thực hiện Nghị quyết

Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, bối cảnh trong nước, quốc tế tác động đến việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW; những mặt thuận lợi, khó khăn.

II. Công tác quán triệt, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết

1. Công tác quán triệt

- Việc tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt.

- Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết gắn với thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về văn hóa, văn nghệ (Kết luận 51-KL/TW, Chỉ thị 27-CT/TW, Chỉ thị 46-CT/TW, Nghị quyết 23-CT/TW, Nghị quyết Đại hội XII, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Chỉ thị 05-CT/TW...).

-  Công tác chỉ đạo sơ, tổng kết Nghị quyết.

2. Công tác tuyên truyền

- Nội dung, hình thức tuyên truyền Nghị quyết tại địa phương, đơn vị.

- Đánh giá sâu công tác tuyên truyền các nội dung Nghị quyết; hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng, của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.

- Những khó khăn, hạn chế trong công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết. 

III. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết số 33-NQ/TW 

1. Việc thực hiện 6 nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết (đánh giá kết quả và hạn chế trong từng nhiệm vụ cụ thể)  

1.1. Về xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện 

- Đánh giá nhằm nêu bật hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, xây dựng con người phát triển toàn diện về năng lực, trí tuệ, nhân cách... trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Phân tích, đánh giá kết quả các hoạt động văn hóa, giáo dục (giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nhân cách và giáo dục tri thức) trong việc xây dựng con người hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ, phát huy vai trò của văn học- nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người; giáo dục kỹ năng sống; ý thức cá nhân, tuân thủ pháp luật; giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đánh giá công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái, hành vi tiêu cực ảnh hưởng xấu đến nền văn hóa, làm tha hóa con người; giải pháp khắc phục những mặt hạn chế trong xây dựng văn hóa, con người, gắn kết chặt chẽ với quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 46- CT/TW và thông báo Kết luận 213.

1.2. Về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

- Đánh giá một cách toàn diện việc xây dựng môi trường văn hóa trong cộng đồng (cơ quan, gia đình, trường học); việc phát huy truyền thống gia đình, dòng họ trong; giáo dục đạo đức, lối sống trong xây dựng môi trường văn hóa.

- Đánh giá, liệt kê những điển hình, mô hình (cá nhân, tập thể) xuất sắc có những cách làm hay, hiệu quả, tích cực trong xây dựng môi trường văn hóa tại cộng đồng; các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo; các nhân tố tích cực trong hoạt động văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng… có nhiều đóng góp tích cực xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, việc bình xét các danh hiệu văn hóa; hiệu quả trong việc tổ chức, thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW và Kết luận 51-KL/TW về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

- Tổng hợp, đánh giá các hoạt động văn hoá gắn với phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng; hiệu quả hoạt động của chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hoạt động của các thiết chế văn hoá; sự chủ động, phát huy của người dân với vai trò chủ thể trong các hoạt động văn hoá tại cộng đồng.

1.3. Về xây dựng văn hoá trong chính trị và kinh tế

- Đánh giá công tác xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và đoàn thể; công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, nghĩa vụ công dân và trách nhiệm với xã hội; việc ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống gắn kết với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), tập trung phân tích nhận thức tư tưởng và thái độ chính trị đối với đường lối chủ trương của Đảng và nguyên tắc xây dựng Đảng; phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

- Nêu bật kết quả xây dựng văn hoá trong kinh tế; cơ chế tạo điều kiện cho phát triển văn hoá và các sản phẩm văn hoá; hoạt động xây dựng văn hoá doanh nghiệp, phát triển thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước.

1.4. Về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hoá

- Phân tích, đánh giá nhằm làm rõ sự quan tâm, đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, văn hoá các dân tộc thiểu số; ủng hộ sự sáng tạo các giá trị văn hoá mới trên tinh thần tiếp thu những giá tinh hoa văn hóa thế giới; bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử- văn hoá phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hoá với phát triển du lịch.

- Phân tích, đánh giá hoạt động của các hội VHNT trên các mặt: sự quan tâm, đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; hoạt động sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT; công tác lý luận phê bình VHNT; công tác đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ, chế độ đãi ngộ, khuyến khích, trọng dụng nhân tài; sự sáng tạo, trao truyền và phát huy các giá trị hoá dân tộc.

- Đánh giá làm rõ hoạt động của các cơ quan báo chí và việc quản lý các loại hình thông tin, mạng xã hội trong việc định hướng tư tưởng cho nhân dân đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu nhi trong quá trình xây dựng nhân cách, lối sống, xây dựng văn hoá, con người.

1.5. Về phát triển công nghiệp văn hoá đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hoá 

- Đánh giá, tổng hợp, phân tích việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, sản phẩm văn hoá hướng đến phát triển công nghiệp văn hoá, phát huy những tiềm năng và giá trị văn hoá Việt Nam; cơ chế khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp văn hoá, văn nghệ, thể thao, du lịch thu hút các nguồn lực xã hội; việc xuất khẩu sản phẩm văn hoá, quảng bá sản phẩm văn hoá đến với công chúng trong và ngoài nước.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý, phát triển thị trường văn hóa và công nghiệp văn hóa; hiệu quả thực thi quyền tác giả và các quyền liên quan trong hoạt động văn hóa.

1.6. Về hội nhập quốc tế và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

­- Đánh giá hoạt động hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, việc đa dạng hình thức văn hóa trong đối ngoại nhằm đưa quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu; việc chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới làm phong phú thêm văn hóa dân tộc và giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc. Sự quan tâm, ưu đãi nhằm phát huy tài năng, tâm huyết của văn nghệ sỹ, trí thức; những giải pháp hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa.

- Đánh giá cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng bá nghệ thuật và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài. 

2. Việc thực hiện 4 giải pháp nêu trong Nghị quyết (đánh giá kết quả và hạn chế trong từng giải pháp cụ thể). 
2.1. Về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa 

- Đánh giá nêu bật sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng phát triển văn hóa, con người; vai trò gương mẫu, tổ chức vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết.

- Đánh giá phương thức lãnh đạo của Đảng đối với việc định hướng chính trị, tư tưởng trong các hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật và báo chí, vừa đảm bảo quyền tự do dân chủ cá nhân trong sáng tạo.   

- Đánh giá việc xây dựng văn hóa trong Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; sự gương mẫu của mỗi đảng viên trong lối sống, trong công tác lãnh đạo của Đảng.

2.2. Về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa

- Đánh giá công tác đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; vấn đề bản quyền tác giả; việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa; chính sách văn hóa đặc thù đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; xử lý hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa.=

- Đánh giá quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa theo hướng tự chủ; việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực văn hóa.

- Đánh giá công tác đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản đặc biệt trên mạng Internet; công tác thanh tra, xử lí vi phạm; vai trò giám sát, phản biện của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư trong tổ chức và hoạt động văn hóa.

2.3. Về xây dựng đội ngũ làm công tác văn hóa
- Đánh giá quá trình xây dựng, phát triển, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ văn hóa trên lĩnh vực: giảng dạy, nghiên cứu, quản lý, cán bộ cơ sở; công tác đào tạo, bồi dưỡng sinh viên trong các trường văn hóa, nghệ thuật; chính sách xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ trong các dân tộc thiểu số.
- Đánh giá chính sách phát hiện, bồi dưỡng tài năng; đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; chế độ tiền lương, trợ cấp những người hoạt động trong các bộ môn nghệ thuật đặc thù.    

2.4. Về tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa
- Đánh giá, phân tích, nhận định mức đầu tư của địa phương cho phát triển văn hóa so với mức tăng trưởng kinh tế; việc sử dụng, đầu tư cho các thiết chế văn hóa, phát triển văn hóa tại địa phương; công tác xã hội hóa huy động các nguồn lực cho phát triển văn hóa, con người.

- Đánh giá, nêu rõ những chính sách, ưu đãi về đất, tín dụng, thuế, phí đối với các cơ sở đào tạo, thiết chế văn hóa khu vực tư nhân đầu tư, đặc biệt là các vùng khó khăn; hoạt động các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển nhân tài, quảng bá văn học, nghệ thuật, phản triển điện ảnh, hỗ trợ xuất bản... 

- Liệt kê, đánh giá hoạt động của những công trình, thiết chế văn hóa trọng điểm của địa phương (cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu dân cư...) với vai trò là nơi sinh hoạt văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

- Đánh giá việc đầu tư cho công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người tại địa phương.

IV. Đánh giá chung
 
1. Kết quả
2. Hạn chế, yếu kém: Tập trung đánh giá vào 5 mục tiêu cụ thể được nêu trong Nghị quyết.  
3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém 

- Nguyên nhân dẫn đến thành công 
- Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém (tập trung vào nguyên nhân chủ quan)
4. Bài học kinh nghiệm

PHẦN THỨ HAI
Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) 

I. Dự báo tình hình
- Các nhân tố trong và ngoài nước, xu thế hội nhập, mặt trái kinh tế thị trường, ảnh hưởng của khoa học, công nghệ... tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa (tích cực và tiêu cực). 
- Dự báo xu hướng phát triển văn hóa, con người trong thời gian tới. 

II. Về phương hướng
- Xác định vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của chính quyền các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội - nghề nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI), gắn với các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của từng địa phương, đơn vị.   

- Tạo chuyển biến rõ nét trong nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh; đấu tranh phê phán đẩy lùi cái xấu, cái ác, lạc hậu; chống các quan điểm sai trái tác động, ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa, làm tha hóa con người.

III. Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa, con người đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X), Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và các nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đề ra, gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) trong đó, cần nhấn mạnh đến những giải pháp mang tính chất đột phá ở từng giai đoạn; những mô hình sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW cần được nhân rộng. 

IV. Đề xuất, kiến nghị
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư
- Kiến nghị Chính phủ
- Đề xuất với các ban, bộ, ngành Trung ương
- Đề xuất với các tỉnh/thành phố

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG 

 
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất