Chủ Nhật, 19/5/2024
Phòng chống tác hại thuốc lá
Thứ Ba, 19/7/2022 11:5'(GMT+7)

Hút nhiều thuốc lá sẽ gây ra đột biến ADN ở mỗi tế bào phổi

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo thống kê từ một phân tích gần đây, cứ hút trung bình 50 điều thuốc lá sẽ có một đột biến DNA ở mỗi tế bào phổi. Người hút một bao thuốc lá (20 điếu) mỗi ngày trong một năm sẽ tạo ra 150 đột biến ở mỗi tế bào phổi, 97 đột biến ở mỗi tế bào thanh quản, 39 đột biến ở mỗi tế bào hầu họng, 18 đột biến ở mỗi tế bào bàng quang và 6 đột biến ở mỗi tế bào gan.
 
Các nghiên cứu dịch tễ học trước đây đã chỉ ra sự liên kết giữa hút thuốc lá với ít nhất 17 loại ung thư, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã có thể xác định số lượng phân tử bị tổn thương trên ADN.

Nhà vật lý sinh học Ludmil Alexandrov và đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra kết quả này khi so sánh ADN trong khối u của 2500 người hút thuốc và 1000 người không hút thuốc tại tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở New Mexico. Điều này cho phép họ xác định các đột biến có liên quan đến hút thuốc lá.
 
Về mặt lý thuyết, mỗi đột biến ADN đều có khả năng gây tổn thương cho gen di truyền khiến các tế bào trở thành ung thư. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa tìm ra xác suất của một biến đổi ADN có liên quan tới hút thuốc lá chuyển thành ung thư, hoặc những dạng đột biến ADN nào có thể sẽ là ác tính. "Đây là nghiên cứu mà hiện nay chúng tôi đang theo đuổi", Alexandrov nói.

Một số người hút thuốc lá không bao giờ phát triển bệnh ung thư mặc dù có hàng ngàn đột biến được tích lũy trong cơ thể, nhưng điều này là hoàn toàn chưa chính xác, Alexandrov nói."Hút thuốc lá cũng giống như chơi trò cò quay của nước Nga vậy: bạn càng chơi nhiều, khả năng những đột biến sẽ tấn công vào gen quan trọng càng cao hơn và ung thư sẽ phát triển trong cơ thể bạn", ông nói. "Tuy nhiên, sẽ luôn có những người mặc dù hút thuốc rất nhiều, nhưng những đột biến không tấn công vào những gen quan trọng."

Nhóm nghiên cứu hy vọng những phát hiện của họ sẽ giúp người dân không hút thuốc và lật tẩy quan niệm hút thuốc lá công cộng là vô hại. Mỗi điếu thuốc đều có khả năng gây đột biến gen, Alexandrov nói.
 
Bỏ hút thuốc sẽ không khiến những ADN đột biến trở lại bình thường - nó để lại vết sẹo vĩnh viễn trên ADN - nhưng nó sẽ ngăn chặn nguy cơ gia tăng đột biến hơn, ông nói.

Bằng chứng cho thấy rằng những người bỏ thuốc lá có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn đáng kể so vớinhững người tiếp tục hút thuốc, giáo sư Simon Chapman tại Đại học Sydney, Úc nói.
 
Ví dụ, một nghiên cứu với 35.000 đàn ông trong suốt nửa thế kỷ ở Anh cho thấy hút thuốc lá làm giảm đi 10 năm tuổi thọ trung bình. Nhưng bỏ thuốc lá ở tuổi 30 sẽ loại bỏ gần hết những nguy cơ tử vong sớm.
 
Giáo sư Chapman nói rằng “nhiều người hút thuốc tin rằng sẽ không có điểm dừng cho việc ngừng hút thuốc vì sức khỏe đã bị tổn hại rồi. Nhưng nếu người hút thuốc bỏ thuốc ở độ tuổi trung niên, họ có thể tránh được gần như tất cả các nguy cơ tử vong do thuốc lá gây ra."/.

Văn Hưng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất