Thứ Bảy, 27/7/2024
Y tế - Dân số
Chủ Nhật, 3/12/2023 11:21'(GMT+7)

Người Dao Tả Phìn liên kết sản xuất thảo dược

Ông Lý Láo Lở (người đàn ông mặc áo Dao) giới thiệu các bài thuốc

Ông Lý Láo Lở (người đàn ông mặc áo Dao) giới thiệu các bài thuốc

Năm 2021, Lào Cai có hơn 3.500ha cây dược liệu được trồng (trong đó có 140ha, với 11 loại cây đã được Bộ Y tế đánh giá đạt tiêu chuẩn GACP - WHO trong sản xuất dược liệu).

Người Dao đỏ bao đời nay đã quen với việc tắm nước thuốc từ những lá, hoa, cây, củ, quả... mọc tự nhiên trên rừng, trải qua hàng trăm năm đã đúc kết thành những bài thuốc.

Thuốc tắm lá của đồng bào Dao đỏ ở Tả Phìn có rất nhiều công dụng để chữa các bệnh như: Đau nhức cơ, xương, khớp, cảm cúm, ngứa, táo bón, đinh nhọt hoặc để tăng cường thể lực cho phụ nữ sau khi đẻ, người sau khi ốm. Người lao động nặng nhọc, mệt mỗi, sau khi tắm thấy cơ thể nhẹ nhõm, tinh thân sảng khoái, sức khoẻ được hồi phục.

17 năm trước, lần đầu tiên sản phẩm thuốc tắm lá của người Dao đỏ được đóng gói và đưa ra thị trường với thương hiệu Daospa. Từ đây, những bài thuốc của người Dao có lợi cho sức khỏe đã được tới tận tay người tiêu dùng.

Anh Lý Láo Lở hiện là Giám đốc Công ty CPKD các sản phẩm bản địa Sa Pa là người thành công đầu tiên với các sản phẩm bản địa của dân tộc khi anh kế thừa từ những bài thuốc của gia đình truyền lại.

Từ sự tiên phong của Lý Lá Lở, giờ đây Tả Phìn đã hình thành thêm nhiều hợp tác xã, những nhóm hội đang kinh doanh, chế biến các sản phẩm bản địa không chỉ giải quyết vấn đề việc làm, nguồn thu nhập cho người dân mà còn khơi dậy truyền thống và tính sáng tạo trong việc kết hợp các loại thảo dược đa dạng hóa sản phẩm.


Cách đỏ nấu nước tắm theo phương pháp truyền thống.

Liên kết sản xuất thuốc tắm

Chúng tôi ghé thăm mô hình liên kết bảo tổn phát triển và sản xuất các sản phẩm thuốc tắm truyền thống của người Dao Đỏ ở xã Tả Phìn. Đây là một mô hình liên kết được thành lập vào tháng 8/2014, “đầu tàu" liên kết là Công ty Cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa (Sa Pa Napro).

Anh Lý Láo Lở - Giám đốc Công ty CPKD các sản phẩm bản địa Sa Pa cho hay: Tham gia liên kết đến nay đã có 11 nhóm đồng sở thích sinh kế (CIG) với tổng số 208 hộ tại 5 xã. Dự án liên kết sản xuất kinh doanh cây thuốc tắm được hỗ trợ nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới (WB) để đầu tư dây chuyển chưng cất tinh dầu, nhà ươm giống các cây thuốc, nồi chưng cất lưu động, thiết bị chiết xuất thuốc tắm, thiết bị lọc, hệ thống đóng chai dán nhãn sản phẩm… Công ty Sa Pa Napro cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm mà người dân sản xuất ra, chỉ trả tiền mặt ngay cho các nhóm sau khi nhận hàng. Hiệu quả của liên kết sau khi đi vào hoạt động giúp thu nhập của người tham gia khá ôn định. Hiện có 150 hộ tại xã Tả Phìn luân phiên lấy thuốc, mỗi ngày Công ty Sa Pa Napro thu mua 600kg thuốc tắm với giá 10.000/kg. Nông dân còn được hưởng cổ tức do công ty chỉ trả, với hộ tham gia từ đợt đầu thành lập được hưởng từ 17-25 triệu đồng/năm.

Theo anh Lở, mỗi “bài” thuốc tắm do công ty sản xuất được phối chế từ 10 -120 loại lá cây, thân cây dược liệu như: địa giàn, đĩa bay, địa vuông, trụ tạy, cành ti đẻ, tre gà siết đẹt...  Các thảo dược được pha trộn với nhau thành các bài thuốc tắm cho mẹ sau sinh, tắm khỏe nam nữ, tắm cho trẻ em, ngâm chân. Tất cả những bài thuốc này được ghi chép, hướng dẫn tỉ mỉ để phục vụ cho những nhu cầu điều trị bệnh hoặc thư giãn, làm đẹp khác nhau của người tắm.

Ông Đỗ Minh Trí – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Tả Phìn chia sẻ: Xã có 6 thôn bản, dân số 2.962 nhân khẩu thuộc 596 hộ. Trong đó, dân tộc Mông chiếm 55,06%, dân tộc Dao chiếm 40,14%, dân tộc Kinh chiếm 4,66%, dân tộc Dáy chiếm 0,14%. Tả Phìn hiện có khoảng 50 sản phẩm bản địa liên quan đến thảo dược, chăm sóc sức khỏe, thời gian tới sẽ tăng thêm, đa dạng hơn các sản phẩm mới. Các sản phẩm mới sẽ đồng hành các sản phẩm đã có và cùng nhau phát triển, nhau nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất./.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng dược liệu để làm thuốc và bào chế thành các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập, các sản phẩm từ dược liệu của các nước trên thế giới sẽ đưa vào Việt Nam và ngược lại. Do đó, để những sản phẩm truyền thống giữ được thương hiệu và cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài, đồng thời đảm bảo được các tiêu chuẩn để phục vụ khách du lịch khi đến Sapa thì quá trình trồng trọt, thu hái nguyên liệu, chế biến, bảo quản… không thể coi nhẹ việc chuẩn hóa.

Hiện nay các sản phẩm của Người Dao Tả Phìn không chỉ được phân phối tại nhiều tỉnh thành cả nước mà còn ứng dụng công nghệ mới để thúc đẩy bán hàng online trên mạng xã hội Zalo, Facebook, qua đó tăng thêm thu nhập và tạo cơ hội việc làm cho các thành viên và cộng đồng người Dao đỏ tại địa phương. 

Khuất Hà

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất