Thứ Ba, 7/5/2024
Ủy ban an toàn giao thông
Thứ Hai, 17/4/2023 15:52'(GMT+7)

Tình hình bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục đạt được kết quả tích cực

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người bị thương. (ảnh minh họa)

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người bị thương. (ảnh minh họa)

Trong quý 1/ 2023, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, xử lý 74.909 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, phạt gần 161 tỷ đồng

Quý 1/2023, các lực lượng chức năng Công an, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, xử lý 74.909 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, phạt gần 161 tỷ đồng; tạm giữ 19.275 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 14.141 trường hợp.

Đáng chú ý trong đó, xử lý vi phạm nồng độ cồn 18.310 trường hợp, tăng 17.066 trường hợp và phát hiện qua hệ thống camera, lập biên bản 2.790 trường hợp vi phạm.

Trên địa bàn thành phố xảy ra 130 vụ tai nạn giao thông, giảm 46 vụ (26,14%) làm 56 người chết, giảm 37 người chết (39,78%); 101 người bị thương, tăng 16 người bị thương (18,82%) so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố còn diễn biến phức tạp, tình trạng ùn tắc giao thông, nhất là vào giờ cao điểm trên một số tuyến trục chính nội đô, đường vành đai do lưu lượng phương tiện tăng cao.

Nguyên nhân là do một bộ phận người dân và doanh nghiệp vận tải chưa tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông; còn vi phạm vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, đường ngược chiều; vi phạm nồng độ cồn; vi phạm tải trọng phương tiện; không chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Để khắc phục tình trạng trên, thành phố đã chỉ đạo Công an thành phố, Sở Giao thông Vận tải, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường tổ chức giao thông, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; tiếp tục tập trung xử lý, khắc phục các điểm ùn tắc giao thông, điểm đen về tai nạn giao thông; chủ động xây dựng phương án phân luồng giao thông từ xa để giảm thiểu ùn tắc, đặc biệt trong thời gian trước và sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2023.

tm-img-alt
3 tháng đầu năm 2023, tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục được kiềm chế, giảm cả 3 tiêu chí so với quý liền kề; giảm về số vụ, số người chết so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh đó kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông trên tinh thần "thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn"; xử lý quyết liệt, hiệu quả vi phạm về nồng độ cồn, hình thành văn hóa "đã uống rượu, bia không lái xe" của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô.

Đồng thời, Hà Nội cũng tập trung xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính, trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông, gây bức xúc trong dư luận xã hội, đặc biệt như: chạy quá tốc độ quy định; dừng đỗ sai quy định; vi phạm mũ bảo hiểm; không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông; hành vi điều khiển mô tô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc sai quy định; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ và xử lý triệt để xe tải chở quá khổ, quá tải, "cơi nới" thành thùng, không để tái diễn phức tạp; xử lý nghiêm các trường hợp xe khách dừng đỗ, đón trả khách sai quy định; tăng cường xử lý vi phạm qua hệ thống camera.

UBND thành phố cũng chỉ đạo Công an thành phố, Công an các quận, huyện, thị xã khởi tố vụ án "vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" đối với các vụ tai nạn giao thông đủ căn cứ, bàn giao Cơ quan Cảnh sát điều tra giải quyết theo thẩm quyền để đảm bảo tính răn đe…

Trong quý 1/2023, thành phố cũng chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải thành lập 4 tổ công tác, phối hợp với Công an thành phố, chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ rà soát, khảo sát, đề xuất các giải pháp nhằm xử lý đảm bảo an toàn giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cũng theo báo cáo tại hội nghị, trong quý I/2023, cả nước đã xảy ra 2.346 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.436 người, bị thương 1.578 người (so với cùng kỳ năm 2022, số vụ giảm 15,43%, số người chết giảm 15,23%, người bị thương giảm 8,57%). Tại Sóc Trăng đã xảy ra 44 vụ tai nạn giao thông, giảm 24 vụ so với cùng kỳ năm 2022. Lực lượng chức năng đã lập biên bản xử lý trên 6.366 trường hợp vi phạm, tạm giữ 3.517 phương tiện, tổng số tiền phạt vi phạm trên 13 tỷ đồng. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ghi nhận trong quý I có 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết do tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm 2022, trong đó 14 địa phương giảm trên 40%.

Để khắc phục những tồn tại và hạn chế trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý I năm 2023, thời gian tới, cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:

- Tăng cường công tác chỉ đạo và điều hành của các cấp, các ngành và các địa phương trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu giảm tai nạn giao thông được giao; triển khai các kế hoạch, chương trình, dự án liên quan đến trật tự an toàn giao thông; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.


Vi phạm về hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông và mất an toàn cho người dân.

- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý và xử phạt các hành vi vi phạm giao thông, đặc biệt là những hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tai nạn giao thông. Ưu tiên kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, ma tuý khi lái xe; chở hàng hóa quá tải trọng và các hành vi khác như vượt ẩu, đi ngược chiều, không chấp hành biển báo giao thông; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ và đường sắt; xử lý nghiêm các trường hợp tụ tập và đua xe mô tô trái phép; nghiêm cấm cán bộ, công chức can thiệp vào quá trình xử lý của lực lượng chức năng trong các hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho người dân, nhất là đối tượng có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Tổ chức các chiến dịch, tuần lễ, tháng hành động vì an toàn giao thông; phổ biến các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng; kết hợp giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong các chương trình giáo dục ở các cấp học; tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc giáo dục và tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý, khai thác và bảo trì hạ tầng giao thông. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xây dựng và nâng cấp hạ tầng giao thông; kiểm tra và khắc phục những sự cố, hư hỏng của hệ thống giao thông; bố trí và duy trì các biển báo, vạch kẻ đường, đèn tín hiệu giao thông; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và điều hành giao thông.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần vào việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước./.

Duy Hưng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất