Thứ Bảy, 27/7/2024
Nhịp cầu Công Thương
Thứ Sáu, 24/11/2023 10:51'(GMT+7)

Triển khai Quy hoạch điện VIII để thực hiện những cam kết tại COP26

ĐẢM BẢO VIỆC PHÁT THẢI RÒNG BẰNG “0” VÀO NĂM 2050

Để đảm bảo việc phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, tất cả các phương án đề xuất tính toán đều phải thực hiện chuyển đổi năng lượng tại Quy hoạch điện VIII.

Ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện; tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (tính cả thủy điện) đạt khoảng 30,9-39,2% vào năm 2030, , hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất và khoảng 67,5-71,5% vào năm 2050.

Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng hóa thạch trong nước kết hợp với nhập khẩu: Giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than, ưu tiên phát triển điện khí trong nước, phát triển các nguồn điện khí LNG nhập khẩu với quy mô phù hợp. Thực hiện chuyển dịch năng lượng bám sát xu thế phát triển công nghệ và giá thành trên thế giới.

Năm 2030, tổng công suất các nhà máy nhiệt điện than đang vận hành và các dự án đang triển khai xây dựng, khả năng sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành khoảng 30.127 MW. Định hướng năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện, chuyển hoàn toàn sang sinh khối/amoniac, tổng công suất 25.632 - 32.432 MW, sản xuất 72,5-80,9 tỷ kWh (5,3-6,6% tổng điện năng sản xuất).

Cùng với chuyển dịch năng lượng, Việt Nam sẽ thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; tiếp tục đẩy nhanh việc phát triển hệ thống điện thông minh, có khả năng tích hợp nguồn năng lượng tái tạo với tỷ lệ thâm nhập cao; nâng cấp và xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối ngày càng tiên tiến, hiện đại.

Với chương trình phát triển nguồn điện đề ra trong Quy hoạch điện VIII, mức phát thải CO2 của ngành điện năm 2030 đạt 204-254 triệu tấn, 2035 đạt 226-254 triệu tấn và đến năm 2050 sẽ ở mức 27-31 triệu tấn (thấp hơn hạn mức 35 triệu tấn nêu ở trên). Như vậy, lộ trình chuyển đổi năng lượng trong Quy hoạch điện VIII đảm bảo mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 trong Quyết định của Thủ tướng.

Lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời tại một trang trại ở tỉnh Ninh Thuận.

Lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời tại một trang trại ở tỉnh Ninh Thuận.

TÍCH HỢP NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Hiện nay, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước 150.489 MW (không bao gồm xuất khẩu, điện mặt trời mái nhà hiện hữu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới).

Cụ thể, từng loại công suất như sau: (i) Điện gió trên bờ 21.880 MW (14,5% tổng công suất các nhà máy điện); (ii) Điện gió ngoài khơi 6.000 MW (4,0%), trường hợp công nghệ tiến triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý thì phát triển quy mô cao hơn; (iii) Điện mặt trời 12.836 MW (8,5%, không bao gồm điện mặt trời mái nhà hiện hữu), gồm các nguồn điện mặt trời tập trung 10.236 MW, nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu khoảng 2.600 MW. Nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất; (iv) Điện sinh khối, điện sản xuất từ rác 2.270 MW (1,5%), trường hợp đủ nguồn nguyên liệu, hiệu quả sử dụng đất cao, có yêu cầu xử lý môi trường, hạ tầng lưới điện cho phép, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý thì phát triển quy mô lớn hơn; (v) Thủy điện 29.346 MW (19,5%), có thể phát triển cao hơn nếu điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép; (vi) Thủy điện tích năng 2.400 MW (1,6%); (vii) Pin lưu trữ 300 MW (0,2%); (viii) Điện đồng phát, sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp 2.700 MW (1,8%), quy mô có thể tăng thêm phù hợp với khả năng của các cơ sở công nghiệp; (ix) Nhiệt điện than 30.127 MW (20,0%); (x) Nhiệt điện khí trong nước 14.930 MW (9,9%); (xi) Nhiệt điện LNG 22.400 MW (14,9%); (xii) Nguồn điện linh hoạt 300 MW (0,2%); (xiii) Nhập khẩu điện 5.000 MW (3,3%), có thể lên đến 8.000 MW.

Cùng với chuyển dịch năng lượng, Việt Nam sẽ thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; tiếp tục đẩy nhanh việc phát triển hệ thống điện thông minh, có khả năng tích hợp nguồn năng lượng tái tạo với tỷ lệ thâm nhập cao; nâng cấp và xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối ngày càng tiên tiến, hiện đại.

Với chương trình phát triển nguồn điện đề ra trong Quy hoạch điện VIII, mức phát thải CO2 của ngành điện năm 2030 đạt 204-254 triệu tấn, 2035 đạt 226-254 triệu tấn và đến năm 2050 sẽ ở mức 27-31 triệu tấn (thấp hơn hạn mức 35 triệu tấn nêu ở trên). Như vậy, lộ trình chuyển đổi năng lượng trong Quy hoạch điện VIII đảm bảo mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 trong Quyết định số 896/QĐ-TTg.

 Về phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo:
+ Dự kiến đến 2030, hình thành 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ khi có các điều kiện thuận lợi.

+ Phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo và sản xuất năng lượng mới phục vụ xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5.000 - 10.000 MW. 

(Theo Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050) 

 Nam Hải

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất