Thứ Bảy, 18/5/2024
Biển và Hải đảo Việt Nam
Thứ Tư, 9/9/2015 15:54'(GMT+7)

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, những bằng chứng lịch sử và pháp lý”

Khách tham quan triển lãm.

Khách tham quan triển lãm.

 

Đặc biệt, lần đầu tiên, các bản khắc của Mộc bản triều Nguyễn có nội dung liên quan tới chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV tại Đà Lạt trưng bày tại triển lãm, tiêu biểu như: Mặt khắc 2, quyển 22, mộc bản sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ” đề cập việc vua Gia Long chỉ thị tái lập đội Hoàng Sa; mặt khắc 6, quyển 50, mộc bản sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ” ghi chép việc vua Gia Long sai đội Hoàng Sa ra đảo thăm dò, đo đạc thủy trình; mặt khắc 25, quyển 165, mộc bản sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ” ghi chép việc vua Minh Mạng sai bộ Công cho lính ra Hoàng Sa đo đạc diện tích, khảo sát thủy trình, hướng gió, xác định vị trí, vẽ bản đồ; mặt khắc 18, quyển 6, mộc bản sách “Đại Nam nhất thống chí” mô tả vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên trên đảo Hoàng Sa: “Đảo Hoàng Sa ở phía Đông đảo Lý (Cù Lao Ré). Từ bờ biển Sa Kỳ ra, thuận gió thì 3 đến 4 ngày đêm có thể đến nơi, trên đảo quần tụ rất nhiều núi, có đến hơn 130 đảo nhỏ cách nhau hoặc 1 ngày đường, hoặc mấy trống canh. Trong đảo có bãi cát vàng, liên tiếp kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là bãi “Vạn Lý Trường Sa”, trên đảo có giếng nước ngọt, suối chảy, chim biển quần tụ…”.

Tại triển lãm, đại diện Trung tâm Lưu trữ Quốc gia khu vực IV cho biết, hiện có 34.919 tấm mộc bản triều Nguyễn đang được bảo quản tại kho lưu trữ của đơn vị, đến nay trung tâm đã tra tìm được 17 tấm mộc bản với 19 bản khắc về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Triển lãm kéo dài tới ngày 13-9.

Tin, ảnh: VŨ ĐÌNH ĐÔNG/QĐND

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất