Thứ Tư, 11/9/2024
Ủy ban an toàn giao thông
Thứ Tư, 22/11/2023 16:3'(GMT+7)

Ứng dụng giao thông thông minh đối với Thành phố Hà Nội

Trung tâm điều khiển giao thông của thành phố Hà Nội

Trung tâm điều khiển giao thông của thành phố Hà Nội

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy khi nhu cầu đô thị hóa tăng cao, không gian ngày càng chật hẹp, lượng dân số cơ học và phương tiện gia tăng thì giải pháp ứng dụng hệ thống giao thông thông minh để giải quyết vấn đề giao thông đô thị là rất cấp thiết nhằm đáp ứng đồng thời hiệu quả về kinh tế - xã hội - môi trường cũng như mang lại sự tiện nghi cho người tham gia giao thông. Trên cơ sở đó, một số giải pháp về dịch vụ giao thông thông minh có thể cân nhắc áp dụng trên địa bàn TP. Hà Nội được đề xuất.

Thực trạng và các ứng dụng giao thông thông minh tại TP. Hà Nội

Thực trạng tốc độ tăng phương tiện giao thông tại TP. Hà Nội Giao thông vận tải Thủ đô đã và đang trải qua giai đoạn phát triển nhanh chóng, có những đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế - xã hội; tính đến tháng 11/2022, tổng số phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội là hơn 7,7 triệu phương tiện, bao gồm hơn 1,0 triệu xe ô tô, khoảng 6,5 triệu xe máy, khoảng 183.000 xe máy điện (chưa bao gồm khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông tại thủ đô) trên quy mô dân số khoảng 8,5 triệu người. Đặc biệt, trong những năm gần đây, trong khi số lượng xe máy đăng ký mới có chiều hướng chững lại thì tốc độ gia tăng số lượng xe ô tô ở cả nước và Hà Nội đều ở mức cao.

Với tốc độ gia tăng phương tiện như hiện nay (khoảng 10%/năm), theo dự báo đến năm 2025, TP. Hà Nội sẽ có khoảng 1,3 triệu ô tô và 7,3 triệu xe máy; năm 2030 sẽ có khoảng 1,7 triệu ô tô và 7,7 triệu xe máy. Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, song song với tốc độ tăng trưởng phương tiện cao thì tốc độ phát triển của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ lại thấp hơn nhiều (chỉ khoảng 3 – 4%/năm), và của quỹ đất dành cho giao thông chưa đến 1%/năm; trong khi tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị đối với đô thị đặc biệt như Hà Nội cần đảm bảo 24% - 26%. Như vậy, phương tiện cơ giới cá nhân khi này sẽ vượt năng lực đáp ứng của hệ thống đường đô thị từ 7,5 - 10,6 lần. Điều này cũng khiến tình trạng ùn tắc 111 giao thông và ô nhiễm môi trường ngày càng trở lên nghiêm trọng (ô nhiễm không khí do phát thải từ các phương tiện tham gia giao thông đang ở mức cao với tỷ lệ trên 70%).

Quản lý giao thông Hệ thống đèn tín hiệu kết nối và điểu chỉnh thời đoạn pha cố định Tăng khả năng thông hành và hạn chế ùn tắc, giảm tác động môi trường. Hệ thống đèn tín hiệu theo tình trạng giao thông thực tăng khả năng thông hành và hạn chế ùn tắc một cách linh hoạt hơn, giảm tác động môi trường.

Cưỡng chế xử phạt vi phạm giao thông nâng cao ý thức người tham gia giao thông, tuân thủ luật giao thông. Nâng cao ATGT, giảm các sự co và tắc nghẽn trên đường. Quản lý đỗ xe, tăng sử dụng GTCC (giải pháp đỗ và đi) Tăng việc sử dụng GTCC nhằm hướng đến giảm ùn tắc, giảm tác động môi trường, tăng tính tiện nghi.

Giải pháp Dịch vụ GTTM Lợi ích Thu phí giao thông (ETC) Giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm và trong nội đô, tăng an toàn và giảm tác động đến môi trường. Quản lý giao thông công cộng Thẻ thanh toán điện tử Thuận tiện và nhanh chóng, giúp nâng cao chất lượng và thu hút người sử dụng GTCC. Thông tin GTCC Nâng cao tính tiện nghi và chất lượng dịch vụ GTCC nhằm thu hút người sử dụng GTCC. Tín hiệu ưu tiên xe buýt Nâng cao chất lượng dịch vụ và quyền ưu tiên cho GTCC nhằm thu hút người sử dụng GTCC.

Dự án Cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2) là công trình rất quan trọng, giúp giảm tải nhu cầu đi lại rất lớn của người dân

Theo dõi và giám sát vận hành Quản lý tốt hơn đoàn xe và người lái nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh và sự tuân thủ luật giao thông. Quản lý tài sản hạ tầng Quản lý tài sản đường Đảm bảo chất lượng hạ tầng tốt đảm bảo an toàn, nâng cao tiện nghi và giảm các sự cố tai nạn. Cơ sở dữ liệu Thu thập và lưu trữ cơ sở dữ liệu về giao thông Cung cấp thông tin được chuẩn xác và đảm bảo các phân tích hỗ trự người sử dụng giao thông được chính xác và phù hợp.

Ngoài ra, để triển khai các dịch vụ GTTM một cách hiệu quả, TP. Hà Nội cần lựa chọn được kiến trúc hệ thống GTTM hợp lý, nhằm nâng cao khả năng tích hợp cũng như liên kết giữa các dịch vụ GTTM.

Hà Nội đang khẩn trương xây dựng Đề án phát triển giao thông thông minh

Để giải quyết vấn đề giao thông thành phố, GS.TS. Lê Hùng Lân, Chủ nhiệm Đề án nghiên cứu "Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội" cho rằng, Hà Nội cần nhanh chóng trở thành thành phố thông minh, trong đó phát triển hệ thống giao thông thông minh là một trong các trụ cột chính. Theo GS.TS. Lê Hùng Lân, hệ thống ITS sẽ gồm 4 phần chính: Người dùng ITS, phương tiện giao thông tích hợp thiết bị thông minh, cơ sở hạ tầng giao thông thông minh và trung tâm điều hành, giám sát giao thông thành phố.

Trong đó, người dùng ITS chính là người dân tham gia giao thông và người quản lý, điều hành giao thông. Người dùng không những là đối tượng thụ hưởng dịch vụ ITS mà còn là chủ thể tham gia, đóng góp thông tin cho ITS.

Để làm điều này theo GS.TS. Lê Hùng Lân, lộ trình phát triển giao thông thông minh thành phố Hà Nội cần chia thành 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 từ năm 2024-2026 sẽ xây dựng trung tâm quản lý và điều hành giao thông thành phố; đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị ngoại vi ITS; kết nối nguồn dữ liệu; thẻ vé liên thông.

Giai đoạn 2 từ năm 2027-2030 sẽ triển khai thu phí nội đô giai đoạn 1. Bên cạnh đó, xây dựng trung tâm điều hành giao thông thông minh tích hợp thành phố Hà Nội; đổi mới phương thức quản lý; phát triển các ứng dụng ITS cơ bản; đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị ngoại vi ITS.

Giai đoạn 3 đến năm 2045 sẽ triển khai thu phí nội đô giai đoạn 2, đồng thời vận hành, khai thác hiệu quả ITS thành phố; hoàn thiện cơ sở hạ tầng ITS và tăng cường các ứng dụng khai thác dữ liệu giao thông số.

Đây là đề án quan trọng và đã được nghiên cứu công phu, chất lượng, tuy nhiên để đề án hoàn thiện hơn cần tiếp tục lấy ý kiến, hoàn thiện và cập nhật thêm các đặc điểm điều kiện để phù hợp cho Thành phố Hà Nội. Đối với Đề án cần ưu tiên triển khai các nhóm dịch vụ đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho các doanh nghiệp và người dân, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, cải thiện môi trường giao thông.

Theo các nhà khoa học, để đạt được mục tiêu tổng quát đã đề ra đối với hệ thống giao thông thông minh Thành phố Hà Nội cần thực hiện 18 nội dung trong 3 nhóm chiến lược trụ cột. Trong kế hoạch đã nêu ở trên các nội dung nhiệm vụ đã được mô tả chi tiết về mục tiêu, chức năng, thời gian và nguồn kinh phí dự kiến. Phần lớn các nhiệm vụ cần thực hiện ngay từ những năm đầu khi triển khai đề án và nhiều nhiệm vụ cần duy trì, phát triển dần trong các giai đoạn.

Hà Nội hướng tới hệ thống giao thông thông minh - Ảnh 2.
Giao thông Thủ đô sẽ ngày càng hiện đại hơn.

Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực còn nhiều hạn chế, việc xây dựng các trung tâm quản lý điều hành chung trực thuộc UBND TP. Hà Nội có thể xem như giải pháp tạm thời để thực hiện chức năng kết nối trong quản lý và vận hành giao thông đô thị. Hiện nay, công tác quản lý và vận hành giao thông đô thị được thực hiện chủ yếu bởi Sở GTVT TP. Hà Nội và Cảng sát giao thông TP.

Bức tranh về tăng tưởng phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn vừa qua đã vượt năng lực đáp ứng của hệ thống đường đô thị từ 7,5 - 10,6 lần khiến tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường ngày càng trở lên nghiêm trọng.

Từ đó phân tích thực trạng ứng dụng giao thông thông minh để giải quyết các vấn đề về ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội là rất cấp bách và cực kỳ cần thiết. Theo đó, giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố phải đảm bảo tổ chức giao thông an toàn, thuận tiện hơn và hạn chế các tai nạn, sự cố khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó bài viết cũng đã phân tích các giải pháp giao thông thông minh đã được áp dụng tại một số đô thị trên thế giới, phân tích mục đích của giải pháp cũng như kết quả khi triển khai thực tế từng giải pháp đó từ đó đề xuất lựa chọn các giải pháp áp dụng cho TP. Hà Nội.

Có thể khẳng định ứng dụng hệ thống giao thông thông minh trong vận hành và quản lý giao thông đô thị tại Hà Nội là vấn đề cần thiết nhằm giải quyết áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông và tối ưu hóa hoạt động vận tải, làm động lực quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội./.

Đỗ Hùng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất