Thứ Hai, 6/5/2024
Môi trường
Thứ Sáu, 28/10/2022 17:18'(GMT+7)

Bảo vệ môi trường nông thôn, môi trường làng nghề

Tính đến tháng 6/2022, cả nước có 5.615 xã đạt chuẩn nông thôn mới (68,2%), tăng 20,7% so với năm 2016, 213 đơn vị cấp huyện thuộc 53 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Kết quả tổng hợp cho thấy, đến nay, các tỉnh đã rà soát, công nhận được 1.951 làng nghề, làng nghề truyền thống, trong đó có 1.062 làng nghề mới và 889 làng truyền thống. Làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (nhóm I) chiếm 32,8% (640 làng nghề); Làng nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ thủy tinh, dệt may sợi, thêu ren, đan lát chiếm 47,9% (935 làng nghề); các nhóm làng nghề còn lại chỉ chiếm 19,28% (với 376 làng nghề). Tổng số làng nghề có hệ thống xử lý nước thải là 423/1951 làng nghề, chiếm 21,7%; tỷ lệ làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 16,1%; tỷ lệ làng 3 nghề có điểm thu gom chất thải rắn công nghiệp đạt 20,9% tổng số làng nghề có chất thải rắn công nghiệp.

Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý về bảo vệ môi trường nông thôn làng nghề với 3 Nghị đinh, 12 Thông tư, Chỉ thị được ban hành, phối hpwj triển khai có hiệu quả Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và gần dây nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Đối với làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Bộ Tài nguyên Môi trường xác định trong danh mục, tiếp tục xử lý ô nhiễm, giám sát chặt chẽ, triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm.

Tuy vậy, hiện nay, vẫn còn nhiều vấn đề bức thiết đặt ra trong bảo vệ môi trường nông thôn, môi trường làng nghề. Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các làng nghề phát sinh  ngày càng lớn, trong khi hạ tầng thu gom, xử lý chưa đáp ứng yêu cầu. Hầu hết các khu dân cư nông thôn chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thỉa sinh hoạt tập trung. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn mới đạt 66%, hơn 80% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Vẫn còn nhiều làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

 Làng nghề mây tre đan 

Về nguyên nhân, bên cạnh những nguyên nhân khách quan do chịu áp lực lớn từ các nguồn ô nhiễm môi trường tgia tăng nhanh về sso lượng, quy mô và mức độ tác động, các tác động của biến đổi khí hậu, các vấn đề môi trường xuyên biên giới, hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội còn có những nguyên nhân chủ quan.

Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, chưa chuyển thành ý thức và hành động cụ thể. Còn tồn tại khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành động, giữa cam kết và thực hiện. Vẫn còn tư tưởng ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, tập trung thu hút đầu tư, xem nhẹ yêu cầu bảo vệ môi trường, quan điểm không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế chưa được thực hiện triệt để.

Bên cạnh đó, các thói quen xấu gây ô nhiễm môi trường, làm mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vẫn còn tồn tại như: vứt rác, chất thải, xác súc vật bừa bãi ở nơi công cộng, nguồn nước… Cơ chế giám sát của cộng đồng trong phát hiện hoạt động xả thải trái pháp luật còn chưa thực  sự hiệu quả. Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinhmooi trường của  các hộ kinh doanh, nhất là các hộ sản xuất kinh doanh thuộc một số làng nghề còn kém… Cơ sở hạ tầng, công nghệ xử lý môi trường chưa theo kịp yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường.

Nâng cao nhận thức, triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đối với bảo vệ môi trường làng nghề, nông thôn trong giai đoạn tới cần thực hiện một số vấn đề sau:

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, thúc đẩy các mô hình, điển hình về bảo vệ môi trường. Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn triển khai Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật. Thông điệp truyền thông mạnh mẽ, huy động taofn dân tham gia bảo vệ môi trường, nhất là trong phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế sử dụng túi nilon, nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần, bảo vệ cá loài hoang dã. Phát huy vài trò, thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường. Phát hiện, nêu gương, tạo được phong trào, nhân rộng các diển hình, khu vực, mô hình, cách làm hay, tốt về môi trường.

Hai là, triển khai thực hiện nghiêm túc hiệu quả những điều Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các quy định dưới Luật đã ban hành.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có các quy định cụ thể về bảo vệ môi trường nông thôn (Điều 58) và bảo vệ môi trường làng nghề (Điều 56); bao gồm các quy định về trách nhiệm quản lý chất thải phát sinh từ khu vực nông thôn, làng nghề.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng đã quy định về việc phân loại chất thải tại nguồn nhằm quản lý và tận dụng tối đa chất thải phát sinh để tái chế, tái sử dụng, tối ưu hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Theo đó, chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn cần được phân loại thành chất thải cần phải quản lý theo quy định của pháp luật; chất thải sinh hoạt hữu cơ, chất thải từ chăn nuôi, chế biến và phụ phẩm nông nghiệp cần được thu hồi, tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất.

Đối với trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề (phần lớn thuộc khu vực nông thôn) đã được quy định cụ thể để đảm bảo xây dựng phương án bảo vệ môi trường trong đó có chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất từ khu vực làng nghề.

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ cũng đã quy định chi tiết nội dung bảo vệ môi trường nông thôn, làng nghề, đồng thời hướng dẫn chi tiết các quy định về quản lý chất thải, bao gồm quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải phát sinh chất thải sản xuất, các hộ gia đình phát sinh chất thải sinh hoạt; yêu cầu về năng lực thu gom, xử lý chất thải của các đơn vị có chức năng.

Để tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất đối với bao bì phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y,… Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định các cơ chế bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý, tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại (trong đó có bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật) một cách bắt buộc tại Điều 54, Điều 55. Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế phải thực hiện tái chế theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc; tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại (trong đó có bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật), khó có khả năng tái chế hoặc gây khó khăn cho thu gom, xử lý phải đóng góp tài chính để hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải.

Để hướng dẫn quy định nêu trên của Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về trách nhiệm thu hồi, tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất tại mục 1 Chương VI. Theo đó, nhà sản xuất bao bì phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất theo lộ trình từ ngày 01/01/2024 với tỷ lệ, quy cách, hình thức tái chế cụ thể.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó đã bổ sung quy định chế tài liên quan đến bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp tại Điều 41; chế tài đối với hành vi vi phạm liên quan đến trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu trong đó có bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật.

Ba là, chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường, các sự cố môi trường. Phát triển kinh tế theo hướng sinh thái, tuần hoàn, tăng trưởng xanh, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Thực hiện phân vùng môi trường, nâng cao hiệu quả đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trương,f quản lý dựa trên giấy phép môi trường; Kiểm soát ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thông qua giấy phép môi trường dựa trên kết quả đánh giá tác động môi trường, quy hoạch bảo vệ môi trường, khả năng chịu tải môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chủ động kiểm soát các nguồn thải lớn, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Tập trung kiểm soát chặt chẽ đối với các KCN, CNC, làng nghề; yêu cầu chủ đầu tư các KCN, CCN xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Lập và thực hiện phương án, tổ chức tự quản và xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường ở các làng nghề. Tăng cường kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong các làng nghề. Tiếp tục mô hình tổ giám sát đối với các dự án, cơ sở sản xuất lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường cao.

Bốn là, quản lý chất thải rắn, trọng tâm là quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhựa, chất thải nguy hại. Tăng cường đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị thu gom, mở rộng mạng lưới dịch vụ thu gom chất thải rắn ở khu vực nông thôn. Thúc đẩy phát triển mạnh ngành công nghiệp tái chế, hình thành các khu công nghiệp tái chế; khuyến khích đầu tư, xây dựng các cơ sở tái chế có công nghệ hiện đại; từng bước hạ chế các cơ sở tái chế thủ công, quy mô nhỏ, gây ô nhiễm môi trường ở các làng nghề. Tăng cường sử dụng, tái chết chất thải rắn xây dựng, các loạt chất htair rắn công nghiệp thông thường đáp ứng quy định về ooi trường và yêu cầu kỹ thuật; giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp, giảm thiểu, tái sử đựng và tái chết chất thải thực phẩm. Tăng cường giảm thiểu, tái sử , tái chế, thu gom và xử lý chất thải nhựa.

Năm là, triển khai quyết liệt các giải pháp khắc phục ô nhiễm suy thoái môi trường đất, nước, không khí... Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho ngành tài nguyên và môi trường, nhất là các địa phương, cấp huyện, cấp xã; ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo vệ môi trường nông thôn, môi trường làng nghề.

Mai Hương

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất