Thứ Hai, 6/5/2024
Cùng suy ngẫm
Thứ Năm, 5/7/2018 15:16'(GMT+7)

"Chế tài" về đạo đức

- Ông nói đúng, tự trọng đứng vị trí hàng đầu trong phạm trù đạo đức. Cán bộ xem nhẹ điều này thì khó là cán bộ trong sạch, càng không dễ được người khác tôn trọng. Trong một tập thể, cấp dưới không tôn trọng cấp trên, đồng chí, đồng nghiệp không tôn trọng lẫn nhau, liệu hiệu quả công việc của tập thể có cao?

- Nhưng tôi không hiểu tại sao tổ chức ít khi phát hiện những hành vi ấy? Phải chăng người được giao quyền độc đoán, chuyên quyền khiến cấp dưới e ngại hoặc chính họ cũng đang im lặng để bảo vệ lợi ích của bản thân…

Những trao đổi cho thấy thực tế đáng lo về chất lượng chuyên môn và đức - tài của một bộ phận cán bộ, công chức hiện nay. Tình trạng này gây nên những hệ lụy nhức nhối, làm suy yếu bộ máy, triệt tiêu ý chí phấn đấu của người có năng lực, giảm sút niềm tin của nhân dân. Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan việc đề xuất, tham mưu, quyết định bổ nhiệm cán bộ không đúng đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn; đồng thời chỉ đạo thu hồi, bãi bỏ bốn quyết định điều động và bổ nhiệm trái quy định. Cụ thể lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và công chức liên quan kiểm điểm rút kinh nghiệm việc bổ nhiệm 19 trường hợp công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo phòng, ban, đơn vị trực thuộc trong thời gian từ năm 2014 đến đầu năm 2017 (đều thuộc nhiệm kỳ của Giám đốc sở mới về hưu). Ðiều đáng nói là trong những trường hợp cán bộ được bổ nhiệm sai quy định, có người không đủ tiêu chuẩn, có người từng hai lần bị kỷ luật. Và các quyết định bị thu hồi chỉ được ký vài tháng trước khi người đứng đầu sở này về hưu. Câu hỏi về lòng tự trọng cần được đặt ra đối với cả người chịu trách nhiệm bổ nhiệm và người được bổ nhiệm.

Trường hợp nêu trên không phải cá biệt. Nhưng vì sao nơi này, nơi kia tình trạng ấy vẫn tái diễn, phải chăng chế tài xử lý, kỷ luật chưa đủ sức răn đe? Có lẽ phải nói rằng không có quy định, quy phạm nào đầy đủ và kín kẽ nếu người thực thi cố tình vi phạm. Suy thoái về đạo đức nếu không kịp thời nhận diện và ngăn chặn dễ dẫn đến hành vi suy thoái khác và hậu quả thật khó lường. Vì vậy, ngoài các chế tài đã quy định cần đề cao "chế tài" về đạo đức. Ðó là lòng tự trọng trong mỗi người, nhất là đối với cán bộ, đảng viên, những người được giao quyền và tổ chức thực thi quyền.

Theo Nhân dân

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất