Thứ Bảy, 18/5/2024
Cùng suy ngẫm
Chủ Nhật, 2/8/2015 23:55'(GMT+7)

Chuyện về kiên cố hoá ... Mồ mả ở nông thôn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Do có bát ăn bát để, có tiền dư thóc mục họ đua nhau xây cất nhà cao, cửa rộng cho cả người sống lẫn người quá cố. Rất nhiều mồ mả được xây dựng khang trang, bề thế và rất công phu, có rồng bay phượng múa, có hổ phục, có sư tử vồ cầu, có đài sen, có chóp, có gạch men ốp lát, có cổng sắt đóng mở và có cả hệ thống chống sét. 

Có dòng họ xây nghĩa trang riêng rất cầu kỳ, tốn kém có tới hàng trăm triệu đồng. Vẫn là con gà tức nhau tiếng gáy” nhiều gia đình rất hoàn cảnh cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc vẫn đi vay mượn thậm chí vay lãi để xây mồ mả và ăn uống linh đình. Nhớ đến người đã khuất, nhớ công sinh thành là vấn đề đạo lý, uống nước nhớ nguồn ” không ai dám chê trách. Điều quan tâm nhất là việc xây cất không theo quy hoạch. Ở đâu có vị thế đẹp là xây mồ mả. Không như thành phố đất chật, người đông phải đưa nghĩa trang ra ngoại thành. Ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vấn đề này chưa thành nề nếp, lúc mới qua đời các cụ an nghỉ  nghĩa trang đoàng hoàng. Song tam niên là con cháu bốc các cụ, các cụ được đặt ở ruộng cấy lúa, ruộng màu, gần quốc lộ, huyện lộ, nơi đất hoang hoá, nơi chân đồi, ven suối, bờ sông có khi còn đặt ở trong vườn cho dễ bảo quản. Thôi thì muôn hình vạn trạng người sống ở gần với người chết đến nỗi ra ngõ gặp mô má .

Nên có sự quản lý quy hoạch, tuyên truyền cho mọi người để giữ vẻ mỹ quan, trách lãng phí tiền bạc, quỹ đất sản xuất và nhất là không gây ô nhiễm nguồn nước ăn vì nông thôn đa số là giếng khơi chứ chưa có nguồn nước sạch.

Hoàng Phúc
Nguyên Phó Ttrưởng ban Tuyên giáo huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

Dưới đây là một số hình ảnh minh họa
 
Mạnh ai nấy... xây


Xây trên ruộng sản xuất hoa màu

 
Ngay trong làng xóm

 
 
 
 
 

Xây cạnh nhà ở
...
 
 
 


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất