Chủ Nhật, 5/5/2024
Nói đúng - Viết đúng
Thứ Hai, 29/8/2022 9:37'(GMT+7)

Giao phó, sao không không có “giao trưởng”?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Qua mấy ví dụ trên, ta thấy "giao phó" là một động từ, mà ai (hay tổ chức nào đó) đứng ra thực hiện với một cá nhân trước một trọng trách.

Sẽ có người thắc mắc, là tại sao lại dùng từ "giao phó" mà không dùng "giao trưởng"? Bởi "phó" luôn đứng sau trưởng, làm phụ cho trưởng (trưởng phòng/ phó phòng, trưởng ban/ phó ban, chỉ huy trưởng/ chỉ huy phó...) kia mà.

Đó là câu chuyện ngôn từ mà ta cần phân tích sao cho rõ "ngọn nguồn lạch sông".

Trước hết phải nói, đây là một từ Hán Việt (交付) hai thành tố. Giao có 3 nét nghĩa "trao cho, trao đổi, họp lại" (trong cấu trúc này là nét nghĩa 1 - trao cho). Phó cũng có nghĩa là "trao cho". Nghĩa cũ của giao phó là "trao gửi và nhờ trong nom, săn sóc, giúp đỡ". Từ điển Tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) giải nghĩa từ này là "giao cho cái quan trọng với lòng tin tưởng vào người nhận".

Sẽ không có kết hợp "giao trưởng" bởi trưởng () ở đây có nghĩa "to, lớn, đứng đầu". Người đứng đầu một đơn vị, một cơ quan, một tổ chức được gọi với chức danh "trưởng": trưởng phòng (người đứng đầu điều hành công việc của phòng), trưởng ban biên tập (người chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành ban biên tập), trưởng đoàn (người lãnh đạo một đoàn công tác), hiệu trưởng (người đứng đầu ban lãnh đạo ở một trường học), v.v. Trong trường hợp này, "trưởng" là từ trái nghĩa với "phó". Phó (), có nghĩa là "giúp việc, phụ với" chỉ kết hợp với một danh từ chỉ người mang chức danh "trưởng". Ta thấy có các từ: phó phòng (người giúp việc cho trưởng phòng), phó viện trưởng (người giúp việc cho viện trưởng), phó tổng (người làm phó cho chánh tổng), phó tổng biên tập (trợ lí, giúp việc trực tiếp cho tổng biên tập)... Như vậy, "phó" là nhân vật thứ hai, đứng dưới trưởng, có trách nhiệm làm phụ cho trưởng. Trưởng (người đứng đầu) chỉ có một, trong khi đó, "phó" có thể có một hoặc hơn (một trưởng phòng có thể có 2 - 3 phó trưởng phòng, một viện trưởng cũng có thể có số phó viện trưởng nhiều hơn 2). Theo quy định về mặt chức trách, phó có thể thay hoặc thay mặt trưởng khi cần thiết (thay mặt đi hội họp, trao đổi, kí kết…).

Rõ ràng, cùng âm (Hán Việt), đọc là "phó", chúng ta thấy có hai từ "phó" khác nhau. Một là "phó " có nghĩa "trao cho", một là "phó " với nghĩa "phụ việc, giúp việc”.

Giao phó có một từ đồng nghĩa là "phó thác", Phó thác cũng có 2 thành tố: "phó " như đã nói (là "trao cho"), "thác " là "gửi". Phó thác (giao cho người mình tin cẩn) hiện có nghĩa đang sử dụng trong tiếng Việt là "giao phó hoàn toàn cho một người nào đó". Chẳng hạn: Thôi chuyện này tôi phó thác cho bác lo đấy; Trước khi hi sinh, anh đã phó thác cho đồng đội của mình nuôi dưỡng đứa con duy nhất nếu đồng đội của anh còn sống trở về... Nếu suy xét xa hơn, ta thấy giao phó, phó thác lại rất gần nghĩa với từ "uỷ thác 委託" (uỷ : giao việc), cũng có nghĩa là "giao phó một việc quan trọng cho một người tin cậy, hi vọng người đó sẽ làm thay mình". Ví dụ: Tin cậy vào viên tướng trẻ, Phan Đình Phùng uỷ thác cho Cao Thắng chế tạo vũ khí và chỉ huy nghĩa quân thay mình khi cần thiết...

Như thế, từ một thắc mắc nhỏ "có giao phó sao không có giao trưởng?", ta thấy có một loạt từ liên quan, "dắt dây" nhau về ngữ nghĩa. Hệ thống ngôn ngữ nhiều tầng bậc luôn tuân theo nguyên tắc "từ cái hữu hạn có thể tạo ra cái vô hạn", "từ một cành cây có thể lần ra cả cánh rừng". Âu cũng là chuyện bình thường làm nên cái hay, cái thú vị của ngôn ngữ trong “đời thường muôn mặt”.

Cũng từ chữ "phó" bình thường

          Mà ta nhìn thấy con đường ngữ ngôn.

 PGS. TS. Phạm Văn Tình

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất