Chủ Nhật, 8/9/2024
Y tế - Dân số
Thứ Hai, 4/12/2023 15:3'(GMT+7)

Hiệu quả từ công tác truy xuất nguồn gốc dược liệu ở Quảng Nam

Gieo ươm hạt giống sâm Ngọc Linh tại Trung tâm phát triển sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam

Gieo ươm hạt giống sâm Ngọc Linh tại Trung tâm phát triển sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam

Ở Quảng Nam, cây Sâm Ngọc Linh đem lại giá trị rất cao, nhưng hiện nay việc phát triển sản xuất Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh còn rất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết trong công tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nên chưa phát huy được giá trị, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng tại địa phương. Với định hướng phát triển cây Sâm Ngọc Linh theo hướng liên kết sản xuất, hình thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống kinh tế - xã hội cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số..., UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Đề án “Triển khai thực hiện Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 2/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” (Quyết định số 2270/QĐ-UBND ngày 20/10/2023) để việc phát triển cây Sâm Ngọc Linh được bền vững, tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam cũng đã đưa cây sâm Ngọc Linh và sản phẩm dược liệu lên sàn thương mại điện tử. Đây cũng có thể nói là 1 bước để định danh nguồn gốc xuất xứ dược liệu mà Quảng Nam đã thực hiện trong thời gian qua. Để đảm bảo xác thực về truy xuất nguồn gốc dược liệu, Quảng Nam đã đăng ký chỉ dẫn địa lý cho cây sâm và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Quảng Nam. Quảng Nam cũng đã triển khai nhiều nội dung để thực hiện việc xác định và truy xuất nguồn gốc, điển hình là việc ban hành Quyết định số 3957/QĐ-UBND ngày 9/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Quảng Nam và Quyết định số 578/QĐ-UBND ngày 05/3/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, đã có 7 tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn được Sở KH&CN cấp Giấy chứng nhận trao quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ, với số lượng 65.205 cây.

Về phát triển dược liệu, Quảng Nam đang triển khai nhiều chương trình, đề án của Trung ương và địa phương như: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045; xây dựng Đề án Phát triển và hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với cây Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực; đề án “Triển khai thực hiện Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 2/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”...

Gieo ươm hạt giống sâm Ngọc Linh tại Trung tâm phát triển sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam

Gieo ươm hạt giống sâm Ngọc Linh tại Trung tâm phát triển sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam

 

Bên cạnh đó, địa phương đã đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu tập thể “Sâm Ngọc Linh - Quảng Nam & hình” cho các sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh đã được bảo hộ độc quyền trên lãnh thổ Việt Nam (theo Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập thể “Sâm Ngọc Linh - Quảng Nam, hình” số 319665 cho các sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh; giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập thể “Sâm Ngọc Linh - Quảng Nam, hình” số 319942 cho các sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh - Quảng Nam, hình” số GCN 319943 cho các sản phẩm từ sâm; Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập thể “Sâm Ngọc Linh - Quảng Nam, hình” số 319944 cho các sản phẩm từ Sâm.

Trong thời gian qua, để ngăn chặn tình trạng “mạo danh” Sâm Ngọc Linh đưa vào sản xuất, kinh doanh, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 18/9/2017 về tăng cường công tác quản lý chất lượng Sâm Núi Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh; công văn số 5723/UBND-KTN ngày 30/8/2021 để quản lý tốt các dự án thuê môi trường rừng trồng Sâm Ngọc Linh và hoạt động trồng, khai thác gắn liền với hoạt động chế biến, kinh doanh Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.

Địa phương cũng giao cho các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, quản lý, thanh tra kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, chế biến, kinh doanh sản phẩm Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các hoạt động “mạo danh” Sâm Ngọc Linh.

Theo ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, vấn đề khó khăn trong định danh, đảm bảo truy xuất nguồn gốc của cây Sâm Ngọc Linh nói riêng và các cây dược liệu được trồng, phát triển dưới tán rừng còn vướng một số Điều của Luật Lâm nghiệp. Để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc phát triển sản xuất cây Sâm Ngọc Linh, UBND tỉnh Quảng Nam đã có tờ trình trình Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thống nhất chủ trương cho trồng thí điểm cây Sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác dưới tán rừng, nhằm góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Song song với đó, văn bản hướng dẫn quản lý nguồn gốc Sâm Ngọc Linh còn thiếu, phân biệt giữa Sâm Ngọc Linh tự nhiên và Sâm Ngọc Linh nuôi trồng nhân tạo còn chưa rõ ràng, văn bản hướng dẫn chưa cụ thể nên gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Việc tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa người dân với hợp tác xã và doanh nghiệp sẽ giúp tạo ra các vùng sản xuất tập trung, áp dụng đồng bộ các quy trình trồng, thu hái dược liệu theo các tiêu chuẩn quy định; đảm bảo điều kiện cấp sử dụng chỉ dẫn địa lý, cơ sở trồng, mã số vùng trồng…Trên cơ sở đó, sẽ giúp định danh vùng trồng, thực hiện truy xuất nguồn gốc.

Bảo Châu

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất