Chủ Nhật, 19/5/2024
Dân số và phát triển
Thứ Hai, 7/12/2020 10:5'(GMT+7)

Việt Nam sẽ dư thừa khoảng 1,38 triệu nam giới vào năm 2026

BS Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế) trình bày về nguyên nhân, thực trạng và đưa ra những giải pháp khuyến nghị để góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Lạng Sơn nói riêng cũng như trên cả nước nói chung

BS Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế) trình bày về nguyên nhân, thực trạng và đưa ra những giải pháp khuyến nghị để góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Lạng Sơn nói riêng cũng như trên cả nước nói chung

Tọa đàm nhằm cung cấp, chia sẻ và cùng trao đổi thông tin để nâng cao nhận thức, hiểu biết về các vấn đề của công tác dân số nói chung và mất cân bằng giới tính khi sinh nói riêng cho cán bộ hội phụ nữ, cán bộ dân số, y tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Tham dự Tọa đàm có BS Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế); ông Phan Lạc Hoài Thanh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn; bà Vũ Thị Huyền Trang, Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn; BS Nguyễn Quang Bằng, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lạng Sơn cùng hơn 200 đại biểu là cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ tỉnh, cán bộ dân số - y tế thuộc các xã Cao Lộc, Lộc Bình, Chi Lăng và thành phố Lạng Sơn.

Theo báo cáo của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lạng Sơn, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở Lạng Sơn vẫn còn khá cao. Năm 2018, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) là 116,3 bé trai/100 bé gái; năm 2019, con số này là 115,8 bé trai/100 bé gái; năm 2020 ước tỷ lệ là 115,2/100 bé gái.

BS Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế) trình bày về nguyên nhân, thực trạng và đưa ra những giải pháp khuyến nghị để góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Lạng Sơn nói riêng cũng như trên cả nước nói chung

Do đó, thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn cần quan tâm thực hiện tốt công tác dân số và phát triển, đặc biệt là việc tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh góp phần từng bước khống chế tốc độ ra tăng tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tiến tới giảm dần và đạt mức cân bằng tự nhiên.

Tại buổi Tọa đàm, BS Mai Xuân Phương đã cung cấp cho đại biểu một số thông tin về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của việc mất cân bằng giới tính khi sinh.

Theo đó, tại Việt Nam, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh tăng cao trong những năm gần đây và được dự báo còn tiếp tục gia tăng trong những năm tiếp theo. TSGTKS ở nước ta tăng ở cả thành thị và nông thôn. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, nước ta sẽ dư thừa khoảng 1,38 triệu nam giới vào năm 2026.

Tọa đàm thu hút hơn 200 đại biểu là cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ, cán bộ dân số - y tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tham dự

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh là do vẫn còn tư tưởng trọng nam, khinh nữ; chế độ an sinh xã hội chưa đảm bảo; lạm dụng tiến bộ khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính trước khi sinh, do áp lực giảm sinh…

Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam, thiếu nữ ở độ tuổi kết hôn, sinh đẻ; gây nên bất bình đẳng, bạo lực giới, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội. Đây đang là một vấn đề đáng lo ngại hiện nay và cả trong tương lai.

Vì vậy, để hạn chế cũng như làm thay đổi được điều này cần phải có sự vào cuộc, đồng bộ của các cấp, các ngành và tại địa phương cần chú trọng thực hiện tốt chính sách dân số. Đối với ngành y tế và các đoàn thể chính trị, xã hội ở từng địa phương cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức đến từng gia đình về hệ lụy từ tư tưởng trọng nam, khinh nữ, chọn lựa giới tính khi sinh để hướng tới giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính, xóa bỏ bất bình đẳng về giới, đảm bảo các quyền của con người.

Theo số liệu được Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc công bố, năm 2020 Việt Nam là một trong 3 quốc gia đang có TSGTKS cao nhất Châu Á. Cụ thể: Năm 2019, TSGTKS của Việt Nam là 111,5 bé trai/100 bé gái, chỉ đứng sau Trung Quốc là 111,9 bé trai/100 bé gái và Ấn Độ là 111,6 bé trai/100 bé gái.

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam tuy xuất hiện muộn hơn một số các nước khác nhưng có những đặc điểm riêng khiến cho TSGTKS ở mức cao và diễn biến khá phức tạp. Từ năm 2006 đến nay, TSGTKS luôn ở mức trên 111 bé trai/100 bé gái (trừ năm 2009 TSGTKS có giảm nhẹ xuống 110,5 bé trai/100 bé gái) và có sự tăng giảm không ổn định./.

Theo giadinh.net.vn

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất