Chủ Nhật, 19/5/2024
Văn hóa
Thứ Sáu, 20/5/2022 17:47'(GMT+7)

Bơi Việt Nam tại SEA Games 31: Xuất sắc đạt thành tích vượt xa mong đợi với 11 HCV, phá 4 kỷ lục SEA Games

Các VĐV đội bơi nam của Việt Nam có thể hướng tới những mục tiêu xa hơn SEA Games. (Ảnh: Vũ Toàn).

Các VĐV đội bơi nam của Việt Nam có thể hướng tới những mục tiêu xa hơn SEA Games. (Ảnh: Vũ Toàn).

Trong kỳ Đại hội không còn có sự tham dự của Ánh Viên, các VĐV nam của đội bơi Việt Nam được kỳ vọng sẽ có một SEA Games thành công trên sân nhà sau khi đã thi đấu tốt cách đây 3 năm ở SEA Games 30. 

Dù được kỳ vọng nhưng không nhiều người tin các nam kình ngư của Việt Nam lại có thể đạt thành tích tốt đến vậy. 11 tấm HCV đến từ những nội dung cả sở trường lẫn không sở trường với nhiều VĐV khác nhau bước lên bục cao nhất cho thấy bơi Việt Nam đang có một thế hệ nam VĐV tài năng và có thể tỏa sáng ở nhiều kỳ Đại hội tiếp theo chứ không riêng gì SEA Games 31. 


Huy Hoàng là VĐV bơi Việt Nam để lại ấn tượng lớn nhất ở SEA Games 31. (Ảnh: Vũ Toàn). 

Nguyễn Huy Hoàng là VĐV giành được thành tích ấn tượng nhất của bơi Việt Nam ở SEA Games 31 với 5 HCV ở các nội dung 400m, 800m, 1500m tự do, 200m bướm và tiếp sức 4x200m tự do. Trong đó, nội dung 200m bướm là cự ly không phải sở trường của VĐV người Quảng Bình này. 

Chia sẻ sau kỳ SEA Games thành công nhất trong sự nghiệp, Huy Hoàng nói: "Tôi rất hạnh phúc khi đã có được thành tích tốt ở cả những nội dung sở trường và không sở trường. Thật tuyệt vời khi được đóng góp một phần nhỏ bé vào thành tích chung cuộc của Đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 31. 

Các thành viên tuyển bơi Việt Nam ôm nhau ăn mừng. Ảnh: Ngọc Thành

Các thành viên tuyển bơi Việt Nam ôm nhau ăn mừng. Ảnh: Ngọc Thành

Nguyễn Hữu Kim Sơn, Nguyễn Huy Hoàng, Hoàng Quý Phước và Trần Hưng Nguyên là bốn thành viên Việt Nam trong cuộc đua tại Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình.

Đội xuất phát ở làn 2, trong khi Singapore, có Joseph Schooling, bơi ở làn 4. Singapore vốn là đương kim vô địch nội dung này. Và họ sớm thể hiện đẳng cấp bằng việc dẫn trước ở lượt đầu tiên.

Nhưng tiếp nối Kim Sơn, Huy Hoàng tăng tốc và vượt lên sau 400 m với cách biệt hơn một giây so với Singapore. Ở 200 m tiếp theo, Quý Phước giúp Việt Nam củng cố lợi thế, dù cạnh tranh với anh ở lượt này là Schooling - nhà vô địch Olympic 2016. Ở lượt thứ tư, với cú nước rút mạnh mẽ, Hưng Nguyên về đích đầu tiên.


Phạm Thanh Bảo đội bơi Việt Nam ở SEA Games 31. (Ảnh: Trần Tiến). 

Trước đó, Việt Nam giành HC vàng nội dung 4x100m tự do nam, do sự cố hai VĐV của Singapore và Malaysia phạm quy. Ở các nội dung cá nhân, Huy Hoàng đã giành hai HC vàng 1.500m tự do và 400m tự do, Hưng Nguyên giành HC vàng 200m bơi ngửa và 400m hỗn hợp, còn Phạm Thanh Bảo giành HC vàng đồng thời phá kỷ lục 100m ếch.

Bên cạnh những cái tên đã gây tiếng vang ở SEA Games 30 tiếp tục tỏa sáng ở SEA Games 31, đội bơi nam Việt Nam còn có một "phát hiện" trong kỳ Đại hội trên sân nhà, đó là Phạm Thanh Bảo. VĐV sinh năm 2001 có được 2 HCV ở các nội dung 50m ếch, 100m ếch, trong đó anh lập kỷ lục SEA Games mới ở nội dung 100m ếch với thành tích 1:01.17. Nhiều người dã gọi vui Thanh Bảo là "hoàng tử ếch" của bơi Việt Nam. 


Võ Thị Mỹ Tiên giành 2 HCB, 1 HCĐ ở SEA Games 31. (Ảnh: Trần Tiến). 

Ngoài ra, những VĐV như Hoàng Quý Phước, Nguyễn Hữu Kim Sơn, Lê Nguyễn Paul, Jeremie Loic Nino Lương hay Nguyễn Quang Thuấn cũng để lại ấn tượng với những HCB và HCĐ các nội dung cá nhân dù không nhận được quá nhiều kỳ vọng trước SEA Games. 

Dù gặp nhiều khó khăn nhưng bơi Việt Nam đã từng bước vượt qua để có được kỳ SEA Games thành công hơn mong đợi. Những chuyến tập huấn nước ngoài, đặc biệt là Hungary đã giúp ích rất nhiều cho đội bơi Việt Nam. Giờ là thời điểm thích hợp để bơi Việt Nam có thể nghĩ đến việc có được một vài dấu ấn ở những đấu trường lớn hơn như ASIAD hay giải vô địch châu Á và xa hơn là đấu trường thế giới, đặc biệt là ở các nội dung của nam. 

Chia sẻ về mục tiêu trước mắt, kinh ngư Trần Hung Nguyên nói: "Ngay sau SEA Games, tôi cùng các đồng đội sẽ tiếp tục tập luyện để hướng tới giải VĐTG ở Hungary. Sau đó sẽ là những ngày tháng luyện tập để chuẩn bị cho SEA Games kế tiếp vì năm sau lại có SEA Games rồi, không tập luyện chăm chỉ thì thành tích sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều". 

Theo kế hoạch, đôi bơi Việt Nam sẽ tham dự giải bơi VĐTG diễn ra ở Hungary vào tháng 6/2022 trước khi có những chuyến tập huấn để chuẩn bị cho SEA Games 32 diễn ra vào tháng 5/2023./. 

Danh sách các VĐV bơi Việt Nam giành huy chương ở SEA Games 31: 

HCV:  Nguyễn Huy Hoàng (400m, 800m, 1500m tự do, 200m bướm)

Trần Hưng Nguyên (200m hỗn hợp, 400m hỗn hợp, 200m ngửa)

Phạm Thanh Bảo (50m ếch, 100m ếch)

Hoàng Quý Phước, Ngô Đình Chuyền, Lê Nguyễn Paul, Lương Jeremie Loic Nino (4x100m tự do)

Nguyễn Huy Hoàng, Trần Hưng Nguyên, Hoàng Quý Phước, Nguyễn Hữu Kim Sơn (4x200m tự do)

HCB: Lương Jeremie Loic Nino (100m tự do)

Nguyễn Hữu Kim Sơn (800m, 1500m)

Lê Nguyễn Paul (50m, 100m ngửa)

Nguyễn Quang Thuấn (400m hh)

Phạm Thanh Bảo (200m ếch)

Paul Lê Nguyễn, Phạm Thanh Bảo, Hoàng Quý Phước, Jeremie Loic Nino Lương (4x100 hh)

Võ Thị Mỹ Tiên (800m, 1500m)

Lê Thị Mỹ Thảo (200m bướm)

HCĐ: Lương Jeremie Loic Nino (50m tự do)

Hoàng Quý Phước (200m tự do)

Võ Thị Mỹ Tiên (400m tự do)

Quang Dũng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất