Chủ Nhật, 5/5/2024
Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
Thứ Hai, 10/10/2022 8:18'(GMT+7)

Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt những kết quả tích cực

PV: Theo Thứ trưởng, giá trị THQG thường được các tổ chức quốc tế tính toán, thống kê như thế nào?

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Thương hiệu quốc gia là một khái niệm rộng, được đánh giá dựa trên tổng hòa các yếu tố từ lịch sử, văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội, du lịch, ngoại giao… Hiện nay, mỗi tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới đều có cách tiếp cận khác nhau khi xây dựng khung tiêu chí đánh giá Thương hiệu quốc gia. Ví dụ:

Brand Finance – một hãng định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược độc lập có trụ sở tại London, Vương quốc Anh hàng năm tiến hành định giá 70.000 thương hiệu trên thế giới, khi đánh giá Thương hiệu quốc gia (Nation Brand Index), họ chấm điểm theo 4 lĩnh vực chính: Thương hiệu của hàng hóa & dịch vụ quốc gia; Đầu tư (thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài); Du lịch; Nhân tài. 

Công ty Future Brand - một đơn vị tư vấn thương hiệu hàng đầu khác trên thế giới với bộ chỉ số Country Brand Index sử dụng hai hệ tham chiếu: Một là, mức độ định vị hình ảnh (bao gồm: Chất lượng cuộc sống, hệ thống giá trị và tiềm năng kinh tế); Hai là, mức độ trải nghiệm (bao gồm: Các giá trị về văn hóa truyền thống; du lịch và sản phẩm quốc gia).

Như vậy, điểm chung khi đánh giá về thương hiệu quốc gia của các tổ chức quốc tế là đều lấy yếu tố giá trị thương hiệu sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) làm căn cứ.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải.

PV: Hằng năm, Brand Finance đều công bố báo cáo định giá thương hiệu quốc gia Việt Nam và Top 50 doanh nghiệp có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam. Ngày 21/09/2022 vừa qua, Brand Finance đã công bố báo cáo năm 2022, Thứ trưởng đánh giá kết quả này như thế nào?

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Từ báo cáo của Brand Finance năm 2022 và 3 năm gần đây, tôi cho rằng giá trị THQG Việt Nam và Top 50 doanh nghiệp có thương hiệu giá trị nhất Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, cụ thể:

Về tốc độ tăng trưởng giá trị THQG, Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới giai đoạn 2019-2022 (74%). Trong đó, năm 2019, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam mới chỉ được Brand Finance định giá là 247 tỷ USD, năm 2020 là 319 tỷ USD tăng 29,1% so với năm 2019; năm 2021 là 388 tỷ USD tăng 21,6% so với năm 2020; thì năm 2022 đã là 431 tỷ USD tăng 11,1% so với năm 2021.  

Về thứ hạng, bất chấp những hậu quả về đại dịch Covid-19 và những xung đột, bất ổn về địa chính trị đang diễn ra trên thế giới, nhiều nước đã không duy trì được thứ hạng của thương hiệu quốc gia nhưng theo đánh giá của Brand Finance, Việt Nam vẫn duy trì và tiếp tục được nâng hạng trong Top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Cụ thể, nếu như năm 2019, Việt Nam được xếp hạng thứ 42; năm 2020 tăng 9 bậc lên vị trí thứ 33; năm 2021 duy trì vị trí thứ 33 và năm 2022 tăng hạng 1 bậc lên vị trí thứ 32.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải.

 

Về tăng trưởng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, Brand Finance đánh giá trong Top 50 thương hiệu doanh nghiệp giá trị nhất Việt Nam; có mức tăng trưởng về giá trị cũng cao là 36% (mức tăng trưởng của Singapore là 22%, ở Indonesia là 22%, Ấn Độ là 16%, Malaysia là 10%, Trung Quốc là 6%, Nhật Bản là 5% và Thái Lan là 4%). Trong số những doanh nghiệp có giá trị thương hiệu dẫn đầu sự góp mặt của các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam như Viettel, Vinamilk, MB, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Hòa Phát, Vietnam Airlines, v.v. 

Điều này có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự đóng góp của các doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG trong vai trò tiên phong, dẫn dắt và phát triển THQG ngay cả trong những giai đoạn nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn. 

PV: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng.

Tuấn Anh (thực hiện)

 
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất