Thứ Ba, 14/5/2024
Giáo dục
Thứ Sáu, 4/12/2020 9:43'(GMT+7)

Hội đồng trường đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp - trường cao đẳng công lập

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệpĐiều lệ trường Cao đẳng, việc thành lập hội đồng trường ở các trường cao đẳng công lập đã được triển khai thực hiện. Tuy nhiên so với giáo dục đại học, nhiệm vụ, quyền hạn hội đồng trường ở giáo dục nghề nghiệp còn chưa thể hiện rõ là hội đồng quyền lực (nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường mới dừng ở quyết nghị, chưa được quyết định đến mọi hoạt động, chiến lược phát triển của nhà trường như giáo dục đại học).

Để tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung và ở trường cao đẳng công lập nói riêng trong khuôn khổ pháp lý quy định, cần phải phát huy hơn nữa vai trò của hội đồng trường nhằm thể hiện được tính ưu việt là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trường cao đẳng công lập. Qua đó góp phần tích cực cải thiện bộ máy tổ chức theo hướng tinh giản, gọn nhẹ. Đồng thời tạo điều kiện cho các trường chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chủ động trong quản lý, sử dụng các nguồn tài chính để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của trường phục vụ cho công tác giảng dạy học tập, nghiên cứu khoa học trên cơ sở chấp hành quy chế thu chi nội bộ của trường và các các quy định của nhà nước về quản lý tài chính, đảm bảo sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn kinh phí.

Hội đồng trường là một công cụ quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của một tổ chức dân chủ. Theo đó, quyết định, quyết nghị mang tính chiến lược của một cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trường cao đẳng) được đưa ra bởi hội đồng trường - những người đại diện cho chủ sở hữu. Đây là xu hướng tất yếu trong quá trình nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần triển khai chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Việc thành lập hội đồng trường thể hiện tính tuân thủ luật pháp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (bao gồm trường cao đẳng công lập, trừ cao đẳng sư phạm). Luật Giáo dục nghề nghiệpĐiều lệ Trường Cao đẳng đều khẳng định hội đồng trường được thành lập ở trường cao đẳng công lập là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trường và đảm bảo định hướng phát triển của nhà trường, gắn hoạt động của nhà trường với trách nhiệm xã hội, cũng như thực hiện các mục tiêu giáo dục và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường theo pháp luật.

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN HỘI ĐỒNG TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP

Hội đồng trường ở các trường cao đẳng công lập (sau đây gọi tắt là hội đồng trường) có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1) Quyết nghị phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế tổ chức, hoạt động của nhà trường. 2) Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế. 3) Quyết nghị chủ trương sử dụng tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường theo quy định của pháp luật. 4) Quyết nghị cơ cấu tổ chức trường; về việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của nhà trường; về việc đề nghị miễn nhiệm hiệu trưởng. 5) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường. 6) Định kỳ hng năm hoặc đột xuất báo cáo, giải trình với cơ quan chủ quản trường, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các điều kiện bảo đm chất lượng, kết quả hoạt động, việc thực hiện các cam kết và tài chính của trường. 7) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thông qua phương án bổ sung, miễn nhiệm, cách chức hoặc thay thế các thành viên của hội đồng trường. 8) Thông qua các quy định về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường. 9) Giới thiệu nhân sự để thực hiện quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; thực hiện đánh giá hằng năm việc hoàn thành nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất trong trường hợp cần thiết. 10) Yêu cầu hiệu trưởng giải trình về những vấn đề chưa được thực hiện, thực hiện chưa đúng, thực hiện chưa đầy đủ theo nghị quyết của hội đồng trường. Nếu hội đồng trường không đồng ý với giải trình của hiệu trưởng thì báo cáo cơ quan chủ quản trường.

THÀNH PHẦN THAM GIA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

Số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường, quy trình, thủ tục lựa chọn các thành viên, bầu chủ tịch, thư ký hội đồng trường phải được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường được hiệu trưởng phê duyệt. Thành viên của hội đồng trường có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do hội đồng trường phân công và các nhiệm vụ khác quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của trường được hiệu trưởng phê duyệt.

Số lượng thành viên hội đồng trường là số lẻ, gồm 1 chủ tịch, 1 thư ký và các thành viên. Thành phần tham gia hội đồng trường gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, bí thư tổ chức Đảng cơ sở, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên, đại diện nhà giáo và một số đơn vị phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của nhà trường (nếu có thì phải đáp ứng các yêu cầu: đang hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường; là người không có quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột với các thành viên khác trong hội đồng trường.

Chủ tịch hội đồng trường do thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Tiêu chuẩn của Chủ tịch hội đồng trường như tiêu chuẩn của hiệu trưởng: có phẩm chất, đạo đức tốt, đã có ít nhất là 5 năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp; có bằng tốt nghiệp thạc sỹ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng; đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp; có đủ sức khỏe; bảo đảm độ tuổi để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ hiệu trưởng đối với việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường cao đẳng công lập. Chủ tịch hội đồng trường được bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín và được trên 50% tổng số thành viên của hội đng trường đng ý.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch hội đồng trường: triệu tập các cuộc họp hội đồng trường; quyết định về chương trình nghị sự, chủ tọa các cuộc họp và tổ chức bỏ phiếu tại cuộc họp hội đồng trường; điều hành hội đồng trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

Thư ký hội đồng trường do chủ tịch hội đồng trường giới thiệu trong số các thành viên của hội đồng trường và được hội đồng trường thông qua với trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồng ý. Thư ký hội đồng trường không kiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, trực tiếp giúp chủ tịch hội đồng trường thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn: tổng hợp, báo cáo chủ tịch hội đồng trường các hoạt động của trường; chuẩn bị chương trình nghị sự, nội dung, tài liệu, gửi giấy mời họp và làm thư ký các cuộc họp của hội đồng trường; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ các văn bản của hội đồng trường; chuẩn bị các báo cáo, giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của hội đồng trường; thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ tịch hội đồng trường giao.

Thủ tục thành lập hội đồng trường: trên cơ sở quyết nghị tại cuộc họp xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường, cuộc họp bầu chủ tịch, thư ký hội đồng trường, hiệu trưởng lập hồ sơ theo quy định (gồm văn bản của trường cao đẳng đề nghị thành lập hội đồng trường, trong đó nêu rõ quy trình lựa chọn các thành viên hội đồng trường; văn bản cử đại diện tham gia hội đồng trường của các tổ chức nêu trên; văn bản cử đại diện tham gia hội đồng trường của cơ quan chủ quản trường hoặc văn bản cđại diện tham gia hội đồng trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan) và đề nghị cơ quan chủ quản trường quyết định thành lập hội đồng trường. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập hội đồng trường, cơ quan chủ quản trường quyết định thành lập hội đồng trường cao đẳng công lập. Quyết định thành lập hội đồng trường phải ghi rõ chức danh và nhiệm vụ của các thành viên trong hội đồng. Trường hợp không quyết định thành lập hội đồng trường phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 5 năm và theo nhiệm kỳ của hiệu trưởng. Hội đồng trường làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Hội đồng trường được sử dụng con dấu, bộ máy tổ chức của nhà trường để triển khai các công việc của hội đồng trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường;

Hội đồng trường hp định kỳ ít nhất 3 tháng một lần và họp đột xuất khi có đề nghị bằng văn bản của trên 30% tổng số thành viên hội đồng trường hoặc có đề nghị bằng văn bản của hiệu trưởng hoặc của chủ tịch hội đồng trường. Cuộc họp của hội đồng trường là hợp lệ khi có ít nhất 70% tổng số thành viên hội đồng trường tham dự. Hội đồng trường làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Quyết nghị của hội đồng trường có giá trị khi có trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồng ý. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của chủ tịch hội đồng trường. Các cuộc họp hội đồng trường phải ghi biên bản. Biên bản cuộc họp và quyết nghị của hội đồng trường được gửi đến các thành viên hội đồng trường, cơ quan chủ quản trường chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp hoặc quyết nghị được ký thông qua.

Khi chủ tịch hội đồng trường không thể làm việc trong khoảng thời gian mà quy chế tổ chức, hoạt động của trường đã quy định thì phải có trách nhiệm ủy quyền bằng văn bản cho một trong số các thành viên còn lại của hội đồng trường đảm nhận thay trách nhiệm của chủ tịch hội đồng trường. Văn bản ủy quyền phải được thông báo đến các thành viên hội đồng trường, gửi đến cơ quan chủ quản trường và thông báo công khai trong toàn trường. Thời gian ủy quyền không quá 6 tháng./.

Kim Hồng Hưng
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
  

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất