Thứ Tư, 8/5/2024
Biển và Hải đảo Việt Nam
Thứ Ba, 7/6/2016 16:58'(GMT+7)

Hướng về Hoàng Sa và Trường Sa

Cắt bang khai mạc triển lãm. Ảnh: Quách Lắm -TTXVN

Cắt bang khai mạc triển lãm. Ảnh: Quách Lắm -TTXVN

Hà Nội ủng hộ quỹ “Vì Trường Sa thân yêu” hơn 45 tỷ đồng 

Cán bộ, chiến sỹ, các tầng lớp nhân dân Thủ đô đã tiết kiệm chi tiêu, ủng hộ quỹ “Vì Trường Sa thân yêu” của thành phố Hà Nội hơn 45,5 tỷ đồng. Đó là thông tin từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tại Hội nghị tổng kết công tác vận động Quỹ “Vì Trường Sa thân yêu” và Hội nghị đại biểu nhân dân 2016 vào ngày 7/6. 

Cuộc vận động Quỹ “Vì Trường Sa thân yêu” được Thành ủy Hà Nội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức triển khai phát động, thực hiện từ ngày 10/3/2016. 

Để cuộc vận động đem lại hiệu quả cao, thiết thực, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân ý nghĩa, nội dung, mục đích của cuộc vận động này; đồng thời qua đó góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô. 

Tính đến ngày 30/5/2016, Quỹ “Vì Trường Sa thân yêu” đã thu được số tiền hơn 45,5 tỷ đồng. Theo đánh giá của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh: Đây là kết quả đáng trân trọng, thể hiện tình cảm, trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đối với cán bộ, chiến sỹ Trường Sa. Số tiền ủng hộ sẽ được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội chuyển tới quân và dân huyện đảo Trường Sa là 35 tỷ đồng; phần còn lại được sử dụng để thực hiện các chương trình về Trường Sa. Quỹ sẽ được thành phố quản lý chặt chẽ, không để xảy ra sai sót nhằm làm tốt việc hỗ trợ nhân dân huyện đảo Trường Sa. 

Nhân dịp này, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã trao tặng bằng khen cho 20 tập thể có thành tích xuất sắc trong cuộc vận động ủng hộ Quỹ “Vì Trường Sa thân yêu” năm 2016.

Bình Dương thông tin, truyền truyền về biển đảo 


* Tập huấn công tác thông tin, truyền truyền về biển đảo
: Chiều 6/6, tại Bình Dương, Bộ Thông tin Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức tập huấn công tác thông tin, truyền truyền về biển đảo cho trên 500 cán bộ công chức các sở ban ngành; báo cáo viên, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trên địa bàn. 

Đây là một trong những hoạt động nhân dịp Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” từ ngày 7 - 11/6 tại Bình Dương. 

Tại buổi tập huấn, các đại biểu đã được giới thiệu 2 chuyên đề: “Biển Đông Việt Nam - Quá trình nhận thức và khai chiếm” của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và “Tình hình tranh chấp chủ quyền Biển Đông, chủ trương và đối sách giải quyết tranh chấp biển đảo của Đảng và Nhà nước ta” do Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam báo cáo.

*Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý: Ngày 7/6, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức khai mạc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý". Tham dự có ông Võ Văn Phuông, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
  
Theo Ban tổ chức, triển lãm là hoạt động nhằm góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua các tư liệu lịch sử được công bố. Bản đồ và tư liệu trưng bày tại triển lãm là một phần bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông. Các tư liệu cho thấy các nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến, đến thời kỳ xã hội chủ nghĩa ngày nay, đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam. Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra trong hòa bình, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được soạn vẽ, xuất bản từ thế kỷ XVI đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Triển lãm gồm nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và gần 100 bản đồ được trưng bày là tập hợp các nguồn tư liệu đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả ở trong nước và quốc tế như: Phiên bản của các văn bản Hán – Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Đông Dương, ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, khẳng định quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đặc biệt là các châu bản triều Nguyễn (từ triều Gia Long đến triều Bảo Đại) ban hành liên quan trực tiếp đến vấn đề khai thác, quản lý, xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Phiên bản của các văn bản hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam ban hành trong thời kỳ 1954 – 1975 tiếp tục khẳng định quá trình quản lý hành chính, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Phiên bản của các văn bản hành chính của nhà nước Cộng hòa XHCH Việt Nam ban hành từ năm 1975 đến nay, tiếp tục khẳng định thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam. Một số tư liệu, ấn phẩm do các nước phương Tây biên soạn và xuất bản từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
 
Triển lãm cũng trưng bày sưu tập gồm 65 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, do Việt Nam, phương Tây công bố từ thế kỷ XVII đến nay. Sưu tập gồm 4 tập bản đồ (atlas) và 30 bản đồ do các nhà nước Trung Quốc xuất bản và phát hành chính thức qua các thời kỳ lịch sử cho thấy Trung Quốc không hề quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó, đáng chú ý là 4 cuốn atlas do nhà Thanh và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc xuất bản gồm:  Trung Quốc địa đồ  (xuất bản năm 1908),  Trung Quốc toàn đồ  (xuất bản năm 1917),  Trung Hoa bưu chính dư đồ  (xuất bản năm 1919) và  Trung Hoa bưu chính dư đồ  (xuất bản năm 1933). Cương giới cực nam của Trung Quốc trong   các atlas này luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không hề nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa.  
  
Ngoài ra, bộ Atlas Universel do Philippe Vandermaelen (1795 – 1869), do nhà địa lý học người Bỉ, người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ biên soạn, gồm 6 tập, trong đó có bản đồ Partie de la Cochinchine ở tập 2 khẳng định Paracels (quần đảo Hoàng Sa) là thuộc Việt Nam; những công trình nghiên cứu, ấn phẩm của các học giả Việt Nam và nước ngoài về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được xuất bản từ năm 1975 cho đến nay; sưu tập hiện vật và hình ảnh về công cuộc thực thi chủ quyền và đấu tranh “Bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa"...

Triển lãm diễn ra đến ngày 11/6. Sau đó các tư liệu, hiện vật được bàn giao lại cho Bình Dương để tổ chức triển lãm lưu động tại các địa phương và các khu công nghiệp trong tỉnh./. 


TG tổng hợp
     

 



    

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất