(TG) - COP27 sẽ tập trung thảo luận việc cung cấp tài chính, thực hiện các biện pháp thích ứng và giảm thiểu một cách bình đẳng khí thải và giải quyết các tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra.
(TG) - Trước hết, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy và nhận thức về lối sống bền vững hài hòa với thiên nhiên; xây dựng đạo đức, văn hóa, văn minh sinh thái trong ứng xử với tự nhiên; xây dựng bộ tiêu chí văn hóa, lối sống xanh trong toàn xã hội.
(TG) - Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; bảo vệ, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, ổn định và bổ sung diện tích rừng sản xuất để cung ứng nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu là những nội dung được nêu trong định hướng sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu của Nghị quyết 138/NQ-CP của Chính phủ về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành ngày 25/10/2022.
(TG)- Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đưa ra những quy định cụ thể về bảo vệ môi trường nông thôn, bảo vệ môi trường làng nghề…nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn, bảo vệ môi trường làng nghề.
(TG)- Tín dụng xanh được hiểu là những khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho các dự án không gây rủi ro hoặc gắn với bảo vệ môi trường. Hoạt động tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện thành công Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam.
(TG) - Tính bình quân đầu người, biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại kinh tế 27 euro/người dân Liên minh châu Âu vào năm 2020, trong đó Hy Lạp chịu tác động nặng nề nhất với trung bình 91 euro/người.
(TG)- Môi trường đóng là nền tảng bảo đảm sự sống của con người và mọi giống loài khác trên trái đất, đồng thời, mang đến cho con người những. tài nguyên để phát triển
(TG)- Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển đất nước, kinh tế tăng trưởng nhanh, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện và nâng cao. Song, đi cùng với tăng trưởng là chất lượng môi trường và sự đa dạng sinh học suy giảm, nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt… tác động tiêu cực đến nhiều vấn đề xã hội, như: sức khỏe người dân bị ảnh hưởng, xuất hiện các căn bệnh lạ, bệnh nguy hiểm, sinh kế của người dân bị đe dọa, nảy sinh các vấn đề về trật tự an ninh xã hội,… Thực tiễn đang đặt ra yêu cầu, cần có những giải pháp tích cực bảo đảm an ninh môi trường để phát triển bền vững về xã hội.
(TG)- Hoạt động trong các làng nghề là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp bao gồm các nghề thủ công, hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất vừa và nhỏ với các thành phần kinh tế như hộ gia đình, hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân...
(TG) - Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước, bảo vệ, sử dụng nước chưa đầy đủ. Do đó, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cần được tăng cường.
(TG) - Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai 13/10/2022 được Đại hội đồng Liên hợp quốc lấy chủ đề: Cảnh báo sớm và Hành động sớm cho mọi người.
(TG)- Để có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong nền kinh tế biển xanh, lĩnh vực môi trường, đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái biển, cần nhận thức rõ, tương tác từ các hoạt động kinh tế trên biển đối với môi trường, đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển theo cả 2 chiều thuận và nghịch.
(TG) - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đã nhận được 55 đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi. Tuy nhiên, do còn nhiều ý kiến khác nhau nên bộ này đề xuất tạm dừng cấp phép đến khi xây dựng được quy định.
(TG) - Trong mùa bão lụt và mưa lũ, người dân cần trang bị cho mình những kiến thức về phòng chống các bệnh ngoài da, bệnh về mắt, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, sốt xuất huyết.
(TG) - Việt Nam là nước có tỷ lệ rác thải nhựa đại dương cao, cộng với ô nhiễm nguồn nước nên dự kiến Việt Nam thiệt hại 3,5% tổng sản phẩm nội địa (GDP) vào năm 2035.