Ở bất cứ đâu, danh dự, lương tâm đều được coi trọng. Vì sao vậy? Vì danh dự, lương tâm là thứ thiêng liêng, cao quý nhất gắn với tên tuổi, cuộc đời, sự nghiệp mỗi cá nhân. Không tự nhiên mà có, nó là sự kết tinh của quá trình trau dồi rèn luyện, học tập, lao động miệt mài, nghiêm túc để trở thành một giá trị của cuộc sống.
(TG) - Lòng biết ơn là một trong những giá trị sống, đồng thời là một phương châm ứng xử nhân văn, tinh tế để góp phần làm nên vẻ đẹp nhân cách của con người.
Bàn về văn hóa ứng xử, từ ngàn xưa, ông bà ta đã dạy “Lời chào cao hơn mâm cỗ”!
Phòng, chống "diễn biến hòa bình", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" phải thường trực trong mỗi đảng viên, tổ chức đảng, ở mọi khía cạnh của việc xây dựng Đảng, trong đó có nguyên tắc và văn hóa bầu cử trong Đảng.
Nhiều địa phương trong cả nước đang triển khai các đề án, chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài. Đây là việc làm mang tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đột phá để đưa địa phương phát triển ổn định, bền vững.
(TG) - Chuyện sếp phê bình nhân viên âu cũng là “chuyện thường ngày ở huyện”. Có sai sót, khiếm khuyết thì mới bị phê bình, mà có phê bình mới tiến bộ được. Hẳn là thế, nhưng sao ở huyện nọ, anh chị em cứ “lời ra tiếng vào”, người nhẹ thì tức bực, người nặng hơn chút thì ức chế, thậm chí ghét bỏ cả sếp chỉ bởi cú “chốt hạ” phê bình, kiểm điểm, góp ý của người đứng đầu. Xét về lỗi, xét về hạn chế, ai cũng thừa nhận mình có lỗi, những hạn chế về năng lực, trình độ, khả năng đáp ứng yêu cầu đúng như nhận định của sếp. Ấy vậy thì cái cơn tức giận kia, cái cảm xúc ghét “đến điên lên” kia đến từ đâu?
Góp ý thực tâm, tiếp thu thực chất vừa là phương pháp làm việc khoa học, vừa là thái độ ứng xử khôn ngoan để tạo tiền đề cho ra đời những chủ trương, quyết sách đúng đắn, khả thi, vừa là một cách phòng ngừa, giảm thiểu những văn bản quy định theo kiểu “chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất”...
"Thuốc đắng dã tật"! Có thẳng thắn, thành khẩn nhận rõ khuyết điểm thì mới quyết tâm và biết cách sửa chữa hiệu quả...
Trong thực tiễn, việc thực hiện tự soi, tự sửa không hề dễ dàng. Ở nhiều đơn vị, còn một bộ phận cán bộ, đảng viên lúc kiểm điểm thì "hùng dũng" nhận lỗi về mình; bày tỏ “quyết tâm” lúc tự soi nhưng lại coi nhẹ việc tự sửa, không đề ra kế hoạch, lịch trình cụ thể...
(TG) - Cuộc họp giao ban tháng 11 kết thúc, vài chuyên viên nam nữ vừa về phòng đã ngồi “túm năm, tụm ba” to nhỏ.
Chúng ta tôn trọng người xin nghỉ việc, từ chức. Việc đó đã có tổ chức xem xét và giải quyết theo đúng quy định của Đảng và pháp luật. Bởi vậy, mỗi người cần có quan điểm, suy nghĩ và thái độ bình thường với việc cán bộ xin nghỉ việc, từ chức; và nên nhìn nhận nó dần trở thành một nét văn hóa trong thực thi công vụ.
Để trở thành cán bộ lãnh đạo, mỗi người đều phải trải qua quá trình tích cực học tập, công tác, rèn luyện, thử thách, cống hiến và trưởng thành, hội tụ đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực công tác.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng nói chung, đổi mới phương thức lãnh đạo bằng nghị quyết nói riêng, là một nội dung quan trọng được Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII của Đảng tập trung thảo luận, gợi mở nhiều vấn đề mới. Đáng chú ý là các đồng chí Trung ương đã thẳng thắn đúc rút: Để sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống thì trước hết phải đưa cuộc sống vào nghị quyết!
Để nghị quyết đi vào cuộc sống, thì khâu đầu tiên, cấp thiết hiện nay là phải đổi mới phương thức xây dựng nghị quyết, nhất là ở cấp cơ sở. Các cấp cần đặc biệt quan tâm lãnh đạo, quyết liệt đổi mới một cách căn bản việc xây dựng nghị quyết theo hướng ngắn, gọn, thực chất, sát thực tế; quyết liệt chống “bệnh ôm đồm”, dài dòng trong thể hiện văn phong nghị quyết.
“Lướt sóng” để chỉ những cán bộ được bổ nhiệm thần tốc, luân chuyển qua các vị trí từ thấp đến cao một cách nhanh chóng.