Trong cuộc đấu tranh phòng chống các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc công tác cán bộ của Đảng, bên cạnh việc phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị rất cần sự vào cuộc tích cực của nhân dân. Bởi nếu phát huy được sức mạnh của người dân trong việc nhận diện với các quan điểm, xu hướng tiêu cực để đấu tranh ngăn chặn kịp thời, đồng thời làm tốt công tác tư tưởng sẽ giúp củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Thời gian qua, một trong những mục tiêu chống phá dữ dội mà các thế lực phản động, thù địch nhắm tới là công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước. Bằng những âm mưu, thủ đoạn tinh vi, những đối tượng này không ngừng gieo rắc những thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc, bóp méo tình hình chính trị tại Việt Nam hòng gây tâm lý hoài nghi, chia rẽ, mâu thuẫn trong nội bộ, làm lung lạc niềm tin của nhân dân đối với công tác cán bộ của Đảng. Song Đảng ta luôn giữ vững quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ đức, đủ tài, kiên quyết giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng, xử lý nghiêm các sai phạm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Theo Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang Trần Tuấn Nam, thời gian tới tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo chống biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Những ngày qua, hiện tượng mạng xã hội liên quan đến người được gọi là "sư Thích Minh Tuệ" đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Điều bất bình thường là từ việc thực hành tín ngưỡng tôn giáo vốn dĩ xuất phát bởi nhu cầu chính đáng và hết sức bình thường của một cá nhân đã bị thổi phồng quá mức trên mạng xã hội.
Những đối tượng chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam ý thức rất rõ về sự ảnh hưởng to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống chính trị, văn hóa tinh thần của đất nước. Họ cho rằng sở dĩ chế độ cộng sản ở Việt Nam còn tồn tại là nhờ núp vào cái bóng thần tượng Hồ Chí Minh, nên phải xóa bỏ bằng được thần tượng ấy. Vì vậy, bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực chống phá tư tưởng Hồ Chí Minh bằng những lý lẽ khoa học, căn cứ thực tiễn là việc làm rất cần thiết hiện nay.
(TG) - Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiên quyết, kiên trì xử lý những cán bộ vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Điều đó cho thấy sự nghiêm minh, không có vùng cấm, đồng thời thể hiện rõ tính nhân văn, “thấu lý đạt tình” xem xét, cân nhắc trên nhiều mặt... Tuy nhiên, trên mạng xã hội lại có những ý kiến “phản biện” rằng, việc xử lý cả những cán bộ cấp cao như vừa qua là một biểu hiện của “những bất ổn chính trị”. Sự thật có phải như vậy?
(TG) - Những thay đổi nhân sự lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam đều xuất phát từ tình hình và nhiệm vụ cách mạng; từ yêu cầu về tiêu chuẩn của từng chức danh và sự gương mẫu của người cán bộ, đảng viên trong thực hiện Điều lệ Đảng, kỷ luật Đảng, các Kết luận, Quy định của Đảng, gần nhất là Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị khóa XIII về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới…
Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Những năm qua, trong khi đại đa số nhân dân đều tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy dân chủ, trí tuệ, tích cực tham gia phản biện xã hội với tinh thần xây dựng, giúp cho Đảng, Nhà nước đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật đúng đắn, lãnh đạo và quản lý đất nước hiệu quả, thì vẫn có những đối tượng cố tình lợi dụng phản biện xã hội để tung ra những quan điểm, luận điệu phản động, sai trái, gây nhiễu loạn đời sống chính trị - xã hội của đất nước.
Cán bộ, đặc biệt là người đang nắm vị trí quản lý, lãnh đạo, phải có ý thức “không để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi”. Đây là một trong các chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được Bộ Chính trị khóa XIII đề ra trong Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024.
Trước thời kỳ đổi mới, đất nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nguyên nhân căn bản được Đại hội VI đánh giá là do chúng ta rơi vào tình trạng máy móc, giáo điều. Đại hội VI đã mở ra thời kỳ mới, trên cơ sở trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng đã vận dụng linh hoạt để tiến hành công cuộc đổi mới. Cuộc bứt phá ra khỏi chủ nghĩa giáo điều đã giúp đất nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, kinh tế đất nước ngày càng đi lên. Sau gần 40 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn, chúng ta lại thấy ở đâu đó xuất hiện căn bệnh giáo điều mới, ảnh hưởng lớn đến phát triển đất nước.
(TG) - Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta đã và đang được triển khai mạnh mẽ, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Theo Báo cáo do Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố đầu năm 2023, Việt Nam là 1 trong 6 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tiến bộ nổi trội về phòng, chống tham nhũng, tăng 10 bậc trên bảng xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát, từ xếp thứ 87 (năm 2021) lên xếp thứ 77 (năm 2022), tăng hơn 30 bậc trong 10 năm. Điều này cho thấy nỗ lực, quyết tâm của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng đã được ghi nhận.
Những năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.
Các thế lực thù địch lợi dụng mọi chiêu trò để phủ nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc thực thi các quyền con người. Một trong các thủ đoạn chống phá nham hiểm thường được sử dụng là đưa ra các thông tin, báo cáo vu cáo, xuyên tạc, trắng trợn phủ nhận về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác của một số cá nhân, tổ chức về tình hình tôn giáo tại Việt Nam.