Trường chính trị cấp tỉnh có vị trí, vai trò quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho hệ thống chính trị cơ sở. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của các trường chính trị cấp tỉnh cần phải được xây dựng một cách đồng bộ, toàn diện. Những năm qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các tỉnh ủy, thành ủy đã xác định một số quan điểm chỉ đạo, chính sách quan trọng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống trường chính trị cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ.
(TG) - Trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, có hai lần thuật ngữ tuyên giáo được sử dụng làm tên gọi cho một cơ quan tham mưu của Đảng và theo đó thuật ngữ công tác tuyên giáo ra đời, tồn tại cho đến ngày nay.
Hà Tĩnh hiện có 13 trung tâm bồi dưỡng chính trị (TTBDCT) huyện, thành phố, thị xã. Thời gian qua, các trung tâm đã nỗ lực nâng cao chất lượng toàn diện đáp ứng yêu cầu tình hình mới, nhưng vẫn còn không ít khó khăn, bất cập.
(TG) - Trong những năm qua, việc mở lớp sơ cấp lý luận chính trị (LLCT) ở huyện Văn Lâm và nhiều huyện khác của tỉnh Hưng Yên, bên cạnh những thuận lợi còn có một số khó khăn từ khâu triển khai đăng ký học đến việc duy trì sĩ số trong quá trình mở lớp.
(TG) - Hội thi kỹ năng, nghiệp vụ Bí thư Chi bộ đồng thời là Trưởng thôn, khu phố năm 2019 là đợt sinh hoạt chính trị sâu sắc, thiết thực, ý nghĩa trong toàn Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng.
Công tác tư tưởng luôn giữ vai trò quan trọng, nhằm bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội. Trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác này.
(TG)-Tiếp tục làm rõ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác nghiên cứu và giáo dục lý luận chính trị (GDLLCT) trong bối cảnh hiện nay. Qua đó, tiếp tục củng cố, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc; kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
(TG)-Công tác dân vận, tuyên truyền đặc biệt, nhất là phong trào thi đua “Dân vận khéo” thời gian qua ở Trường Sĩ quan Lục quân 2 đã phát triển mạnh mẽ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, Nhà trường vững mạnh toàn diện; đồng thời thể hiện nét đẹp truyền thống “Trung dũng, sáng tạo, đoàn kết, kỉ luật, dạy tốt, học giỏi” của Nhà trường Anh hùng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo của quân đội và đất nước trong thời kì mới.
Phê bình văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng nhưng cũng rất phức tạp và nhạy cảm trong đời sống văn hóa, có tác động không nhỏ tới đời sống tinh thần của xã hội. Vì vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phê bình văn học, nghệ thuật là yêu cầu bức thiết đang được đặt ra đối với nền văn học và văn hóa nước ta.
Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ quan cử cán bộ đi học được duy trì trong hầu hết các khâu của quá trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị, đạt nhiều kết quả. Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập cần khắc phục. Các giải pháp cụ thể là: thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung ương; xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị; tổ chức kiểm tra nền nếp học tập, duy trì liên hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ quan cử cán bộ đi học; đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và cách thức quản lý.
(TG) - Thế giới đang tiến vào kỷ nguyên số lại được chắp cánh bởi cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Chất liệu quan trọng hàng đầu của kỷ nguyên số là thông tin. Ai nắm bắt và xử lý tốt càng nhiều thông tin thì sẽ càng thành công trong mục tiêu cần đạt tới. Thông tin hiện nay trên toàn thế giới đang phát triển, lan tỏa trong điều kiện các phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại. Chưa bao giờ như bây giờ, những chính khách ở giữa Pari hoa lệ với những người đang câu cá ở Thái Bình Dương cùng xem hoặc cùng nghe về những thông tin đang diễn ra trên thế giới.
(TG) - Có quan điểm cho rằng, trong thời đại cách mạng công nghiệp thì công tác tuyên truyền miệng đã hết thời! Điều đó có đúng trong thực tế không? Câu trả lời chắc chắn là không đúng.
(TG) - Công việc của người tuyên truyền miệng đòi hỏi phải hội tụ ba yếu tố: Tâm huyết - Vốn sống - Năng khiếu. Người có tâm huyết với nghề, nhưng thiếu vốn kiến thức, thiếu vốn sống và kinh nghiệm… thì chẳng có gì để nói. Người có vốn kiến thức rộng, nhưng không có tâm huyết sẽ không có động lực, có nghĩa là không có “lửa” để “truyền lửa”. Tuy có tâm huyết, có “nguồn vốn” nhưng nếu thiếu năng khiếu thì cũng hạn chế đến kết quả công tác tuyên truyền miệng.
(TG)- Một trong những phương pháp đổi mới là giảm thời gian thuyết trình của giảng viên, dành thời gian cho học viên cho trao đổi, thảo luận.
(TG) -Trong hai ngày 10 và 11-6 vừa qua, tại tỉnh Bình Thuận, hàng trăm người thiếu hiểu biết do bị một số đối tượng quá khích kích động đã tụ tập, gây rối, làm mất an ninh trật tự. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình nhanh chóng được giải quyết.Qua vụ việc này, ngành Tuyên giáo Bình Thuận đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong phòng ngừa và xử lý “điểm nóng”.