(TG) - Mạch nguồn ngành phê bình âm nhạc hình thành từ khi có nền âm nhạc mới, khoảng cuối những năm 30 của thế kỷ XX. Cùng với các bài hát “lời ta điệu Tây” hoặc “lời ta - nhạc ta” của Nguyễn Văn Tuyên, Lê Thương… xuất hiện các bài báo giới thiệu về tác giả, ca sĩ, các nhóm nhạc như nhóm Đồng Vọng ở Hải Phòng, nhóm Tricea ở Hà Nội, các bài viết của Lê Thương, Văn Chung về hoạt động của các nhóm khác nhau thời tiền chiến…
(TG) - Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các tộc người là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa truyền thống của tỉnh Đắk Lắk; trong đó, các tộc người anh em được xác định là chủ thể, trung tâm của mọi hoạt động văn hóa. Điều này phù hợp với tinh thần của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943: Văn hóa mới Việt Nam là một thứ văn hóa có tính chất dân tộc và tân dân chủ về nội dung.
(TG) - Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” và phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngày 21/6/2022, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân Dân đã phối hợp tổ chức phát động phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” (Phong trào), công bố bản tiêu chí cơ bản gồm 12 điểm về xây dựng cơ quan báo chí văn hóa (6 điểm) và văn hóa của người làm báo Việt Nam (6 điểm) (tiêu chí) hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025)
Chiều 25/5 tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức Lễ công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới bảo quản tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV. Đây là Dự án do Quỹ bảo tồn văn hóa của Đại sứ Hoa Kỳ (AFCP) tài trợ.
(TG)-Sáng 21/5/2023, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai các nghị quyết của HĐND tỉnh về xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030.
(TG)-“Tôi loay hoay, trăn trở đi khắp các vùng của nước Ý để gây dựng phong trào học, gìn giữ tiếng Việt trong cộng đồng người Việt và cổ vũ các bạn sinh viên Ý yêu mến Việt Nam học tiếng Việt. Trời không phụ lòng người, cuối cùng sau gần một thập kỷ, tôi cũng đã làm được chút ít để góp phần phát triển phong trào học tiếng Việt, gìn giữ hồn cốt văn hoá Việt ở Italia. Cô giáo Lê Thị Bích Hường xúc động chia sẻ.
(TG) - Vào dịp tháng Ba âm lịch hằng năm, người Việt ở trong nước cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài lại cùng hướng về quê hương, nguồn cội để tưởng nhớ, thành kính, biết ơn tổ tiên, ông bà và những người đã hy sinh bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc, gây dựng cơ đồ đất nước.
“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”. Câu ca ấy đã in sâu trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt từ nhiều đời nay. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc đã vượt ra khỏi ranh giới quốc gia để trở thành Di sản văn hóa chung của cả nhân loại. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để chúng ta tưởng nhớ về công ơn dựng nước của Vua Hùng, đồng thời thêm hiểu và tự hào về nguồn cội, về dân tộc và tổ tiên.
Năm 2005, Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Từ đó đến nay, Việt Nam đã 2 lần trúng cử vào Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (nhiệm kỳ 2006 - 2010 và 2022 - 2026). Điều này cho thấy những đóng góp của Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận; thể hiện sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp, năng lực điều hành của nước ta tại các thể chế đa phương toàn cầu.
(TG)-Để gìn giữ, phát triển và chấn hưng nền văn hóa dân tộc theo Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021, việc lan toả giá trị và nét đẹp của văn hóa đọc trong đời sống cộng đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần hình thành những con người mới có tri thức, đạo đức, nhân cách, lối sống tốt đẹp để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong bối cảnh, tình hình hiện nay.
(TG) - Không chỉ triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam hàng năm, thực tế trong những năm qua TP. Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến các hoạt động văn hóa tinh thần của người dân, phát triển, lan tỏa văn hóa đọc.
Ngày 16/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel phối hợp với nhà hàng Viet-Taam đã khai trương không gian văn hóa, ẩm thực Việt tại thành phố Netanya, miền Trung Israel.
Các nghệ nhân từ 13 tỉnh, thành phố sẽ trình diễn, quảng bá 15 di sản đã được UNESCO tôn vinh nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tại Hội nghị văn hóa toàn quốc vào tháng 11/2021: “Đảng ta xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước”(1).
Nhiều quốc gia trên thế giới đã “quay lưng”, hạn chế TikTok bởi họ định lượng mặt tiêu cực của mạng xã hội này đang lấn át mặt tích cực. Việc Bộ Thông tin và Truyền thông nước ta tuyên bố sẽ thanh tra toàn diện TikTok trong tháng 5/2023 được dư luận hoan nghênh, dẫu muộn còn hơn không.