Ngày 31/10, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Thái Văn Tài cho biết: Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố sách giáo khoa lớp 1 mới vào khoảng giữa tháng 11/2019, chậm hơn so với kế hoạch ban đầu.
Hội thảo tại Thành phố Hồ Chí Minh là diễn đàn để các học giả, nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đến từ các quốc gia trao đổi, thảo luận kiến thức về quản lý, lãnh đạo, hành chính và quản trị.
Chiều ngày 27/10, tại Trung tâm Văn hóa khoa học Văn miếu Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ ghi danh sổ vàng cho 86 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường Đại học, Học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019.
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, đoàn học sinh quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã giành giải cao tại Kỳ thi Khoa học Quốc tế ISC (International Science Competition) năm 2019 do Tổ chức Giáo dục Klinik Pendidikan Mipa chủ trì, vừa mới diễn ra tại Bogor, Indonesia.
Hội đồng giáo sư của 26 ngành, liên ngành vừa gửi Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước danh sách 441 ứng viên để xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2019.
(TG) - Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống trong nhà trường đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả.
(TG) - Trong thời gian gần đây, xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực về các hành vi lệch chuẩn đạo đức xã hội của người trẻ, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một lực lượng thanh niên nòng cốt tiên tiến, tích cực. Những thanh niên ưu tú ấy sẽ dẫn dắt, định hướng các đối tượng thanh niên còn lại trong xã hội. Đó là ý kiến của TS. ĐỖ NGỌC HÀ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Tuyên giáo xung quanh nội dung này.
(TG) - Luật bảo hiểm y tế (BHYT) quy định BHYT học sinh, sinh viên (HSSV) là hình thức bắt buộc, tuy nhiên vẫn còn 6% nhóm đối tượng HSSV chưa tham gia BHYT.
Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo trung ương Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thì yếu tố quan trọng nhất và trước hết là nguồn lực con người có chất lượng cao.
Tự chủ được cho là bước đột phá để tháo gỡ khó khăn nhằm phát triển mạnh mẽ giáo dục đại học (GDÐH). Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học (ÐH) công lập ở Việt Nam đã được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu. Tuy nhiên, để tự chủ hiệu quả, bên cạnh việc bảo đảm tốt các yếu tố thì vấn đề học phí và mở ngành cần phù hợp với người học và nhu cầu nhân lực.
Đồng tình với phương án thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia sau năm 2020, nhưng một số ý kiến của chuyên gia, hiệu trưởng và học sinh cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cần có lộ trình chi tiết để triển khai kỳ thi này, nhất là việc kiện toàn khâu kỹ thuật để học sinh có thời gian làm quen.
Xung quanh dự thảo “Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học”, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, việc cấp bằng đại học đang theo xu hướng quốc tế. Những nội dung chi tiết đều được ghi rõ trong phụ lục văn bằng đi kèm bằng đại học.
Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, diện mạo Thủ đô đã thay đổi về mọi mặt kinh tế - xã hội, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Trong sự thay đổi mạnh mẽ đó, có sự đóng góp của ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô.
Để đáp ứng được nhu cầu học tập của xã hội, một trong các giải pháp quan trọng được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra là xây dựng tài nguyên giáo dục mở.
Hội thảo "Thầy Văn Như Cương-Người mở đường" đã thu hút sự tham gia của đông đảo các chuyên gia giáo dục, các thế hệ giáo viên và đặc biệt là các thế hệ học sinh của Trường Dân lập Lương Thế Vinh.