Từ bao đời nay, cây tre luôn gắn bó với cộng đồng dân tộc Việt Nam, mang trong mình cốt cách riêng của nền văn hóa, con người Việt Nam: kiên cường mà mềm dẻo, bản lĩnh mà linh hoạt, dung dị mà sáng tạo... Hình tượng, cốt cách ấy của cây tre rất gần gũi với nền ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Đó là nền ngoại giao độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế, kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, thủy chung, chính nghĩa, vì hòa bình, hợp tác và tiến bộ của nhân loại.
(TG) - Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng đối với tiến trình cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, việc phát triển kinh tế được coi là trọng tâm của tiến trình tạo lập nền tảng vật chất, sự phồn vinh vì ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
(TG) - Đổi mới sáng tạo đang ngày càng khẳng định vai trò mấu chốt trong chiến lược phát triển của mọi quốc gia. Nhưng hầu như không có mẫu số chung cho bất cứ mô hình đổi mới sáng tạo nào để có thể áp dụng một cách cứng nhắc và khiên cưỡng lại đem về kết quả. Mỗi quốc gia phải tự tìm cho mình con đường để đổi mới sáng tạo mà chìa khóa có thể bắt đầu từ chiến lược thu hút nhân tài.
Năm 2022 là năm kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của đồng chí Tô Hiệu (1912 - 2022) - một chiến sĩ cách mạng tiền bối của Đảng. Con đường đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản của đồng chí Tô Hiệu đã để lại nhiều bài học quý báu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, đồng thời có ý nghĩa gợi mở to lớn cho việc bồi dưỡng các thế hệ tương lai của đất nước, vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh.
(TG) - Xây dựng một cấu trúc xã hội - đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đáp ứng mục tiêu, yêu cầu hiện nay là một đòi hỏi có tính cấp thiết. Từ góc độ tiếp cận vị thế và vai trò xã hội có thể khẳng định, một tổ chức phát triển, đủ năng lực và uy tín lãnh đạo phải là một tổ chức có khả năng tạo ra động lực tích cực cho sự chuyển hóa liên tục về vị thế và vai trò xã hội theo xu hướng tích cực của mỗi con người với tư cách là thành viên của tổ chức.
(TG) - Nghị quyết 689-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ - cứu nạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo xác định phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ - cứu nạn là một trong những nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chiến đấu của quân đội và dân quân, tự vệ trong thời bình.
(TG) - Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một công trình khoa học có tầm lý luận cao, tổng kết thực tiễn sâu sắc, khẳng định bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa xã hội và con đường để đưa đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam đến phát triển bền vững, phồn vinh và hạnh phúc.
Nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là một trong những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đảng; được xem là nguyên tắc căn bản chi phối các nguyên tắc khác. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần thực hiện tốt nguyên tắc này và đó là điều kiện để bảo đảm chất lượng, hiệu quả của công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
(TG) - Từ việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về công tác xây dựng Đảng ở cơ sở và trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ công tác chính trị, tư tưởng, công tác dân vận của Đảng bảo đảm thực chất và hiệu quả, từ năm 2012, Tỉnh ủy Lào Cai đã triển khai thực hiện thí điểm mô hình tuyên vận tại cơ sở. Đây là khâu đột phá, cách làm mới, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, vận động ở cơ sở, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Sâu sắc, chặt chẽ, dễ hiểu, mang tính lý luận cao…, đó là cảm nhận cá nhân tôi khi đọc tác phẩm "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành tháng 1/2022.
(TG) - Cùng với Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng đã nhấn mạnh: “Chú trọng nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, bảo đảm thống nhất tư tưởng trong Đảng, đồng thuận cao trong xã hội”(1).
Đó là quan điểm được thể hiện rõ trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhất là trong hai bài: “75 năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng vững bước dưới lá cờ vinh quang của Đảng” và “Xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”.
(TG) - Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng là vấn đề cấp thiết nhằm làm rõ các chặng đường lịch sử và hoạt động đấu tranh của Đảng, tổng kết thực tiễn lịch sử cách mạng của dân tộc, làm sáng tỏ những bài học, những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam.
Cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dày gần 500 trang, gồm tập hợp hệ thống 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư từ khi chuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đến nay.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ, thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống “chạy chức, chạy quyền”. Yêu cầu đặt ra hiện nay là cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.