Trong hai ngày 14 - 15/5, đoàn đại biểu Câu lạc bộ các nhà báo Campuchia (CCJ) do ông Puy Kea, Chủ tịch Câu lạc bộ làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, làm việc với Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), Báo Nhân dân và Hội Nhà báo Việt Nam.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng những kí ức hào hùng về một thời chiến đấu oanh liệt “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến” của mỗi người lính trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại vẫn còn vẹn nguyên. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, con đường mang tên đường Trường Sơn - đường mòn Hồ Chí Minh gắn với biết bao chiến công hiển hách. Mỗi cung đường, mỗi ngọn núi, trạm giao liên, lối vượt ngầm, con khe…là một phần kí ức sâu damtrong từng hơi thở, con tim của những người lính Trường Sơn năm xưa.
“Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn, trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam” trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước nhanh và bền vững(1). Do đó, để xây dựng nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, khoa học, nhân văn và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn để thúc đẩy sáng tạo nghệ thuật của đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà.
Tại Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề "Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao" diễn ra sáng 12/5 tại Quảng Ninh, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách, huy động tối đa nguồn lực phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao.
(TG) - Với chức năng là “người tuyên truyền tập thể; cổ động tập thể và tổ chức tập thể”, báo chí ở Mặt trận Điện Biên Phủ không chỉ kịp thời truyền tải những chỉ thị, mệnh lệnh; động viên, cổ vũ bộ đội, dân công, thanh niên xung phong vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phát huy tinh thần tiến công, tiến lên giành thắng lợi này đến thắng lợi khác; góp phần vào thành công của công tác binh địch vận ở mặt trận... mà còn kịp thời chuyển tải những thông tin chiến sự nóng hổi đến mọi miền Tổ quốc; góp phần củng cố lòng tin và động viên quân và dân cả nước phát huy tối đa vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến.
Nền văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1954 được định danh là “văn học kháng chiến chống Pháp” - một nền văn học mới, trẻ khỏe chưa có tiền lệ, vừa “nhận đường” vừa tự tin đặt những bước đi đầu tiên nhiều tiềm năng và hứa hẹn. Chín năm kháng chiến đã ghi dấu biết bao nhiêu hy sinh gian khổ của nhân dân vĩ đại, đồng thời cũng rất nhiều kì tích lịch sử sáng chói muôn đời. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một dấu mốc lịch sử, khép lại ba ngàn ngày kháng chiến “toàn dân toàn diện trường kì”.
(TG) - 70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, có một câu hỏi mang tính lịch sử sâu sắc được đặt ra và tìm lời giải đáp trong nhiều công trình, đó là: Tại sao, nguyên nhân nào Việt Nam là một dân tộc nghèo, đất không rộng, người không đông lại làm nên chiến thắng vĩ đại mang tầm vóc thế giới? Tại sao nước Pháp giàu có, “binh hùng, tướng mạnh”, vũ khí hiện đại... lại thất bại thảm hại ở Điện Biên Phủ - nơi được chuẩn bị cực kỳ công phu, là “cối xay thịt” quân Việt Minh?
Hệ giá trị văn hóa có tính ổn định và bền vững, tồn tại lâu dài theo thời gian, đặc biệt là văn hóa phi vật thể. Ngày nay, trước sứ mệnh hội nhập trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hệ giá trị văn hóa bền vững và thống nhất đó trở thành cầu nối quá khứ với hiện tại và tương lai, là sức mạnh nội sinh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(TG) - Quan điểm và chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) đã được triển khai ở nước ta khoảng 10 năm nay, nhưng đến nay, những mục tiêu cơ bản nhất của chiến lược này vẫn chưa “cán đích” . Cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Đây là một tín hiệu tích cực để chúng ta hy vọng nhiều hơn vào sự phát triển của các ngành công nghiệp quan trọng này.
Giữa tiếng bom rơi và các loại máy bay tối tân gào rít trên bầu trời ở một số quốc gia, máu của nhân dân ở dải Gaza và ở Trung Đông cùng cuộc xung đột Nga - Ukraina kéo dài hơn 2 năm nay, đã và đang cướp đi hàng triệu người dân vô tội.
(TG) - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, truyền thống “văn nghệ sĩ - chiến sĩ” đã được hun đúc nên từ trong lửa đạn chiến tranh và những thử thách khắc nghiệt trong những bước ngoặt lịch sử của dân tộc là vô cùng quý báu và cần tiếp tục được gìn giữ, phát huy.
Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách với chủ đề “Điện Biên - Vang mãi bản hùng ca” đã khai mạc vào tối 23/4 tại Trung tâm Hội nghị Văn hóa tỉnh Điện Biên. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức.
Việt Nam có khoảng 50.700 cơ sở tín ngưỡng và 8.000 lễ hội - phần lớn đều gắn với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, là tài nguyên giàu có để phát triển du lịch tâm linh. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch tâm linh thời gian qua còn nhiều bất cập, trong đó đáng chú ý là tình trạng thương mại hóa, hiện tượng “buôn thần, bán thánh”. Thực tế này đòi hỏi phải có giải pháp để phát triển cân bằng giữa việc thu hút khách đến với du lịch tâm linh, đồng thời ngăn chặn kịp thời những biến tướng tiêu cực.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát về đối tượng phục vụ của văn nghệ: “Chúng ta phải phục vụ đại đa số nhân dân, cần phải nói dứt khoát như thế, không thể nói nghệ thuật vị nghệ thuật”.
(TG) - Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là dạng thức - hình thái độc đáo trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam từ xa xưa mà còn là biểu tượng văn hóa thiêng liêng của lòng yêu nước, được phát triển, nâng cao thành ý thức về tinh thần đại đoàn kết dân tộc.